Ngành công nghiệp ô-tô Ấn Độ khởi sắc trong năm 2014.

Ngành công nghiệp ô-tô Ấn Độ khởi sắc trong năm 2014.

Những kỳ vọng về sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đang đặt vào việc giá dầu giảm và một số "điểm sáng" kinh tế như Mỹ, Ấn Độ và một số nền kinh tế khác... Các chuyên gia kinh tế đánh giá, kinh tế thế giới có triển vọng sáng sủa hơn trong năm nay sau khi trải qua năm 2014 với những mảng mầu sáng-tối đan xen.

 

Việc giá dầu giảm đang mang lại cơ hội tăng trưởng thuận lợi cho kinh tế toàn cầu. Giá dầu thô tại thị trường Mỹ trong ngày 13-1 tiếp tục đà lao dốc xuống mức thấp nhất trong vòng sáu năm qua.

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) La-gác-đơ nhận định, giá dầu giảm không có lợi cho một số nước xuất khẩu dầu mỏ, song lại là "tin tốt lành cho nền kinh tế toàn cầu" trong năm vừa qua. Đối với Mỹ, giá năng lượng giảm thấp hơn sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 3,5% trong năm 2015, tăng 0,4% so với dự đoán từ tháng 10-2014. Những số liệu thống kê mới nhất cho thấy nền kinh tế số một thế giới tiếp tục duy trì đà phục hồi ấn tượng, với chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh trong bối cảnh giá năng lượng thấp. Theo Bộ Thương mại Mỹ, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong quý III-2014 đạt 5%, mức cao kỷ lục trong 11 năm qua. Thực tế nêu trên khiến kinh tế Mỹ đang trở thành điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2014 và nhiều khả năng là cả trong năm nay.

Trong khi đó, châu Âu cũng có thể hưởng lợi từ việc giá dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục mặc dù châu lục này đang đối mặt những khó khăn như tỷ lệ tăng trưởng chậm, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp cao. Kinh tế Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) dù tăng trưởng ảm đạm trong năm vừa qua, song vẫn có những tín hiệu tích cực từ một số nền kinh tế thành viên Liên hiệp châu Âu (EU). Kinh tế Anh đã phục hồi khá vững vàng trong những quý gần đây, trong khi các nền kinh tế lớn như Đức, Pháp và Tây Ban Nha đã thoát khỏi nguy cơ tái suy thoái và có triển vọng tăng trưởng khá hơn trong năm 2015.

Các nền kinh tế châu Á được dự báo sẽ cải thiện tốc độ tăng trưởng trong năm nay và giá dầu giảm xuống mức thấp là một cơ hội "vàng" cho nhiều cải cách có lợi. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Á tăng 6,1% năm 2014 và 6,2% năm 2015, triển vọng tăng trưởng cho các nền kinh tế châu Á đang phát triển vẫn vững chắc mặc dù đà tăng có chậm lại trong nửa cuối năm 2014. Còn Ủy ban Kinh tế, Xã hội của LHQ phụ trách châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) ngày 13-1 đưa ra nhận định rằng, kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có thể đạt mức tăng trưởng trung bình 5,8% trong năm 2015, tăng nhẹ so với mức 5,4% của năm 2014 nhờ lạm phát và giá dầu mỏ giảm. Theo ESCAP, tăng trưởng tại khu vực sẽ được thúc đẩy nhờ sự cải thiện của các nền kinh tế Băng-la-đét, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Pa-pua Niu Ghi-nê, Hàn Quốc và Thái-lan. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế đang phát triển tại khu vực phải đối mặt với những hạn chế về cấu trúc kinh tế, thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết và chưa tạo ra động lực tối đa cho tăng trưởng việc làm.

Theo báo cáo của ESCAP, cải cách cấu trúc tại Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a dự kiến sẽ giúp hai nước này đạt mức tăng trưởng lần lượt là 6,4% và 5,6% trong năm 2015, tăng so với mức 5,5% và 5,2% của năm 2014. Hãng xếp hạng tín dụng S&P vừa nhận định rằng, nền kinh tế Ấn Độ đã nổi lên thành điểm sáng nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đây là kết quả của việc triển khai những cải cách mạnh mẽ. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ A.Gia-ít-lây đánh giá, nền kinh tế đã bước vào giai đoạn phục hồi mạnh và hứa hẹn tăng trưởng cao trong năm nay, có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 5,5-5,9%. Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (ẻCD) vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ năm nay lên mức 6,4%. Tăng trưởng tại Trung Quốc được dự báo sẽ đạt khoảng 7% trong năm 2015. Tại Nhật Bản, việc đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền giành thắng lợi lớn vừa qua cho thấy chính sách kinh tế Abenomics của đảng cầm quyền, vốn là tâm điểm tranh cử, vẫn được người dân Nhật Bản ủng hộ. Đây là điểm tựa quan trọng để Thủ tướng S.A-bê tiếp tục triển khai các cải cách kinh tế mạnh mẽ trong thời gian tới, mang lại hy vọng về triển vọng tương đối sáng sủa của kinh tế Nhật Bản trong năm 2015. Theo đó, kinh tế Nhật Bản cũng có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 1,5% trong năm 2015, tăng so với mức 0,5% của năm 2014.

Theo các nhà phân tích, kinh tế thế giới bước vào năm 2015 với những tín hiệu khả quan. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay có thể ở mức 3%; 3,3% năm tới và 3,2% năm 2017. Song WB lo ngại rằng, cho dù giá dầu trong năm 2014 đã giảm gần 60%, mang lại lợi ích cho các nền kinh tế mới nổi; song việc giá dầu giảm sẽ làm giảm ít nhất 0,1% GDP kinh tế toàn cầu năm 2015.

 

                                                                       Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục