Sân bay Lodz, Ba Lan. (Ảnh minh họa)

Sân bay Lodz, Ba Lan. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, Ba Lan không phải là quốc gia duy nhất đang đối mặt với tình trạng vắng khách nghiêm trọng tại các sân bay. Theo Hội đồng Sân bay quốc tế (Airports Council International), có khoảng 80 sân bay ở châu Âu chỉ thu hút được hơn một triệu lượt khách mỗi năm, gần 70% trong số này đang trong tình trạng báo động.

 

Tuy nhiên, Ba Lan lại gây chú ý nhất vì nước này được nhận một khoản tài trợ khổng lồ từ EU để phát triển công nghiệp hàng không. Theo số liệu do Ủy ban Châu Âu (EC) cung cấp, gần 770 triệu USD là khoản tiền EU đã “rót” cho Ba Lan, từ năm 2007 đến 2013, nhằm xây dựng và nâng cấp 12 sân bay. Trong khi đó, các nước khác chỉ nhận được khoảng 35% số tiền này, Tây Ban Nha may mắn hơn, khi được hỗ trợ khoảng 380 triệu USD.

Là thành viên sử dụng rất hiệu quả các nguồn tài trợ, Ba Lan luôn tạo ra sự tin tưởng và nhận được sự ưu tiên hàng đầu từ phía EU. Theo nguyên tắc, vốn xây dựng ban đầu phải do chính phủ các nước tự cung cấp, EU sẽ hoàn trả số tiền đó khi dự án được tổ chức này thông qua. Dự án phải lớn hơn 60 triệu USD mới có hy vọng nhận được sự giúp đỡ của EU. Tuy nhiên, EU vẫn tài trợ Ba Lan, dù một vài sân bay chưa đạt đến mức chuẩn này.

Đặt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008, sự giúp đỡ của EU đối với hệ thống cơ sở hạ tầng sân bay ở Ba Lan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc tạo việc làm, phát triển ngành du lịch và thu hút đầu tư vào khu vực.

Nhưng theo thống kê của EC, dù chính phủ Ba Lan và EU đã đầu tư hơn 300 triệu USD nhưng ba sân bay Lodz, Rzeszow và Lublin của nước này chỉ đón trung bình ba triệu lượt khách mỗi năm. Trên thực tế, con số này dừng lại ở mức 1,1 triệu lượt vào năm 2013. Tình trạng ảm đạm tại các sân bay nằm ngoài dự đoán của các nhà quản lý.

Sân bay tại thành phố Lodz vừa được làm mới nhưng lượng hành khách tới đây lại giảm tới một triệu lượt người. Vào mùa du lịch, có ngày sân bay này chỉ tiếp nhận bốn chuyến bay đến và đi. Chính phủ Ba Lan từ chối đưa ra dự đoán chi tiết về lượng khách hàng không trong thời gian tới.

Thị trưởng của Lodz trong nhiệm kỳ, từ năm 2002 đến năm 2010, ông Jerzy Kropiwnicki bày tỏ mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài và khách du lịch, nhưng vào thời gian đó, thành phố chỉ có một sân bay nhỏ để duy trì các chuyến bay nội địa, ông cảm thấy xây dựng một sân bay quốc tế có thể làm sống lại nền kinh tế địa phương. Nhìn lại 160 trang đề án đệ trình lên EU, Bộ trưởng Giao thông Ba Lan Andrzej Korzeniowski nhận ra ông đã sai lầm khi để chính quyền địa phương tự quyết định địa điểm và quy mô của sân bay.

Các nhà quản lý sân bay Lodz và Rzeszow đều không thể trả lời họ đã thu về bao nhiêu tiền cho ngành hàng không. Còn người phát ngôn của sân bay Lublin cho biết, họ đang thành công trong việc truyền thông nhằm góp phần phát triển nền kinh tế địa phương.

Hiện nay, công nghiệp hàng không của Ba Lan vẫn cần sự trợ giúp đắc lực từ phía EU. Chi phí đầu tư vào sân bay không hề nhỏ. Người quản lý hàng không nước này cho biết, để duy trì hoạt động của một sân bay nội địa, cũng phải cần đến ít nhất bốn triệu USD mỗi năm.

Thực trạng ảm đạm tại một số sân bay ở Ba Lan làm dấy lên câu hỏi liệu chính phủ nước này sẽ sử dụng như thế nào khoản tài trợ khổng lồ lên tới 100 tỷ USD từ EU trong bảy năm tới.

 

 

                                                                         Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục