(HBĐT) - Hôm nay, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (30-12-1955 - 30-12-2015), cũng là thời điểm Cộng đồng ASEAN được hình thành. Sáu thập niên qua đã ghi nhận những thành quả to lớn trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, cũng như những đóng góp của mối quan hệ này vào sự phát triển chung của khu vực ASEAN.

 

Dù trải qua những bước thăng trầm, nhưng trong 60 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a nhìn chung phát triển ổn định, hướng đến tương lai. Kể từ khi hai nước nâng tầm quan hệ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược vào tháng 6-2013 đến nay, quan hệ song phương giữa hai nước được củng cố và mở rộng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến an ninh quốc phòng, giáo dục… Về chính trị, hai bên duy trì các chuyến thăm cấp cao và trao đổi đoàn các cấp, giúp tạo đà đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - In-đô-nê-xi-a phát triển sâu rộng hơn. Hai bên đã ký hàng chục hiệp định và thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực làm cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ song phương. Về kinh tế, In-đô-nê-xi-a là đối tác kinh tế lớn thứ tư của Việt Nam trong ASEAN và đứng thứ 26 trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 39 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 673 triệu USD. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - In-đô-nê-xi-a đạt 5,6 tỷ USD trong năm 2014 và hai bên phấn đấu nâng lên 10 tỷ USD vào năm 2018. Dự báo, hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ có thêm nhiều chuyển biến tích cực khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời.

Đều là những nền kinh tế đang trỗi dậy và phát triển nhanh chóng, hai bên có hàng loạt tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế: In-đô-nê-xi-a là quốc gia có khoảng 17.500 hòn đảo, nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng của châu Á, châu Âu, châu Đại Dương và nhiều tuyến đường hàng không quốc tế cùng dân số hơn 250 triệu người, đứng thứ tư thế giới và tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Trong khi Việt Nam là quốc gia với 90 triệu dân, có tốc độ phát triển kinh tế cao hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương, là thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng khác. Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, hai nước đã và đang hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)...

Về giáo dục, hiện có hơn 200 học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tại các trường đại học của In-đô-nê-xi-a và con số này có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Du lịch là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Hằng năm có khoảng 50 nghìn du khách Việt Nam đến In-đô-nê-xi-a và khoảng 80 nghìn người từ In-đô-nê-xi-a đến Việt Nam.

Đại sứ Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a Hoàng Anh Tuấn nêu rõ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a là hai quốc gia chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng và lợi ích chiến lược. Hai nước đều có vị trí và vai trò quan trọng trong ASEAN, trong quan hệ quốc tế ở Đông Á và trong chiến lược của các nước lớn. Hai nước đều mong muốn duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Đông - Nam Á, mong muốn giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới sớm hoàn tất việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đều là thành viên quan trọng của Cộng đồng ASEAN. Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 không chỉ là sự kiện lịch sử, đánh dấu sự trưởng thành và bước phát triển mới của ASEAN, mà còn có ý nghĩa tích cực, nhiều chiều đối với quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - In-đô-nê-xi-a cũng như đối với các quốc gia ASEAN. Sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - In-đô-nê-xi-a sẽ là chất xúc tác, khuyến khích các quan hệ song phương khác trong ASEAN được thắt chặt và tăng cường, đồng thời góp phần nâng cao vai trò và uy tín của ASEAN ở khu vực và trên trường quốc tế.

 

                                                                     

                                                                  Theo Nhân dân điện tử

 

 

 

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục