Ngày 20-8, liên quan vụ 'thiếu gia' Tô Công Lý bị bắt, một lãnh đạo cấp sở tỉnh Cà Mau cho biết đã bàn giao 'toàn bộ hồ sơ' Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau cho Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an.


Các công nhân phân loại rác trong Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau - Ảnh: N.HÙNG

Theo vị lãnh đạo này, trước khi bắt "thiếu gia" Tô Công Lý, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã làm việc với nhiều sở chuyên ngành liên quan đến dự án Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau.

"Các hồ sơ liên quan đến thiết kế, công nghệ, tỉ lệ chôn lấp, quyết toán… chúng tôi đã bàn giao cho Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an nên không còn cái gì để cung cấp", lãnh đạo này nói khi PV Tuổi Trẻ Online hỏi liên quan đến dự án Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau.

Trong một diễn biến khác liên quan, trước đó vào ngày 25-6, ông Nguyễn Tiến Hải - chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - đã ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình hoạt động của Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu kiểm tra toàn diện Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau xung quanh tiền hỗ trợ xử lý rác, đầu tư, công nghệ xử lý rác có đảm bảo môi trường… Tuy nhiên, trong văn bản trả lời báo chí mới đây, Sở Xây dựng Cà Mau cho biết "vẫn còn dự thảo".

Trước đó, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công đã bắt "thiếu gia" Tô Công Lý vì có hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", phạm vào điều 179 Bộ luật hình sự.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an bắt ông Tô Công Lý vì có liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền nhiều tỉ đồng tại dự án Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau.

Nhà máy xử lý thải TP Cà Mau xây dựng theo chính sách ưu đãi đầu tư, vốn trên 300 tỉ đồng, Nhà nước hỗ trợ 50% vốn đầu tư. Trong đó 40% vốn ưu đãi do Nhà nước hỗ trợ là do ngân sách trung ương (trên 120 tỉ đồng), ngân sách tỉnh Cà Mau hỗ trợ 10%, 50% vốn còn lại là của nhà đầu tư (chủ yếu là vay vốn ưu đãi của ngân hàng). Dự án đưa vào sử dụng năm 2012.

Qua 7 năm hoạt động, Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau công suất 200 tấn/ngày này có đến hai lần tạm ngưng để bảo trì, sửa chữa. Theo lý giải của Công ty Công Lý, do đặc thù của ngành xử lý rác, các thiết bị, máy móc luôn bị oxy hóa, gỉ sét rất nhanh, thường xuyên hư hỏng.

Công ty Công Lý cũng từng "xin" giao lại nhà máy cho tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau chưa tiếp nhận do lo ngại có gian dối về công nghệ, thiết bị của nhà máy không đúng với hồ sơ thiết kế như ban đầu khi thực hiện dự án, nhằm hưởng chính sách ưu đãi.

Theo Báo Tuổi Trẻ

Các tin khác


Bắt tạm giam Chủ tịch và Kế toán UBND thị trấn An Châu (Bắc Giang)

Ngày 17/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam bị can, lệnh khám xét nơi ở, làm việc đối với Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu; Vi Thị Thắm, Kế toán UBND thị trấn An Châu để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vận động thành công người dân tự giao nộp khẩu súng săn trị giá hàng chục triệu đồng

Công an huyện Cao Phong vừa vận động thành công 1 người dân tự nguyện giao nộp 1 khẩu súng săn loại PCP trị giá khoảng trên 20 triệu đồng.

Lĩnh 4 năm tù vì mâu thuẫn do tranh chấp ngư trường

Chiều 16/4, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh Quốc Nam (40 tuổi, cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) 4 năm tù về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178, Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo đồ chơi nguy hiểm có tên “bom thối”

Công an huyện Tân Lạc cho biết, thông qua công tác nắm tình hình, Công an xã Tử Nê đã phát hiện 5 học sinh trường Tiểu học và THCS Tử Nê đặt mua trên mạng và sử dụng một loại đồ chơi nguy hại có tên là "bom thối".

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex giao nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ cho Tòa

Sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở ngày 9/4, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan đã giao nộp cho Hội đồng xét xử hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan trong vụ án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục