(HBĐT) - Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, thay thế BLLĐ năm 2012. Sau đây là những điểm mới đáng chú ý của bộ luật.


Mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Nếu BLLĐ năm 2012 quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động... trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động, BLLĐ năm 2019 mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng.

Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ:

Điều 169, BLLĐ mới nêu rõ: Tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028, đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng với lao động nam, 4 tháng với lao động nữ.

Riêng người bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hay làm việc ở nơi có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, có thể nghỉ hưu trước không quá 5 tuổi.

Quốc khánh được nghỉ 2 ngày

Điều 112, BLLĐ năm 2019 bổ sung thêm 1 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với ngày Quốc khánh, có thể là 1/9 hoặc 3/9 dương lịch tùy theo từng năm; NLĐ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương.

Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ

Tại Điều 20 bỏ nội dung về hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng, thay vào đó chỉ còn 2 loại hợp đồng là: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Quy định này được đánh giá là tiến bộ lớn của pháp luật lao động nhằm bảo vệ NLĐ, hạn chế tình trạng người sử dụng lao động "lách luật", không đóng BHXH cho NLĐ bằng cách ký các loại hợp đồng mùa vụ, dịch vụ...

Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử

Điều 14, BLLĐ năm 2019 ghi nhận thêm hình thức giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) thông qua phương tiện điện tử, có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản.

Ngoài ra, với những trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác, nhưng có nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là HĐLĐ.

Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi

Thông thường, người cao tuổi thường là những người có nhiều năm làm việc với nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là những công việc yêu cầu trình độ cao. Do đó, để phát huy giá trị của người cao tuổi, Điều 149, BLLĐ năm 2019 cho phép người sử dụng lao động thỏa thuận giao kết nhiều lần HĐLĐ xác định thời hạn với người cao tuổi, thay vì kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ như trước đây.

Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ

Về thời giờ làm việc, trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định của BLLĐ năm 2012 và có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp.

Về thời giờ làm thêm, tại Điều 107, BLLĐ năm 2019, Quốc hội quyết định không tăng thời giờ làm thêm giờ trong năm. Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; nếu áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng; không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Điều khác biệt duy nhất về thời gian làm thêm giờ quy định tại BLLĐ năm 2019 với BLLĐ năm 2012 ở điểm: Số giờ làm thêm trong tháng tăng lên 40 giờ thay vì 30 giờ, cụ thể hơn các trường hợp được làm thêm tới 300 giờ/năm như: sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, linh kiện điện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản; cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước…

(Còn nữa)


Minh Phượng (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Đấu tranh quyết liệt, phòng ngừa hiệu quả với tội phạm và tệ nạn xã hội

Với tinh thần đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng với tội phạm ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024, Công an tỉnh đã triển khai lực lượng tập trung đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm, giữ vững ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên.

Thực hiện hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bằng sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể, nhiệt tình của cán bộ Ban Tiếp công dân (TCD) tỉnh, những kiến nghị, bức xúc của 170 hộ dân có nhà và đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng, liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lắng nghe, chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố tập trung giải quyết...

Phạt tù hai cựu cán bộ Công an cho vay lãi nặng, tổ chức đánh bạc

Sau 2 ngày xét xử, chiều 11/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 7 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng và đánh bạc tại Hà Nội.

Bảo đảm an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Ngày 11/4, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 36/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Huyện Kim Bôi: Tạo chuyển biến trong nhận thức cho học sinh về an toàn giao thông

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Kim Bôi tình trạng thanh, thiếu niên, nhất là học sinh vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn ra phức tạp.

Siết chặt quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương

Ngày 22/3/2024, Sở Công Thương có Công văn số 641/SCT-QLTM về việc "tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương”. Theo đó, Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động của loại hình kinh doanh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục