Cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã ký quyết định chấp thuận Sagri chuyển nhượng dự án nhà ở cho công ty tư nhân, khiến Nhà nước thiệt hại hơn 672 tỉ đồng. 



                       Cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM - Trần Vĩnh Tuyến. Ảnh: Bộ Công an

Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố 19 bị can trong vụ sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) và UBND TPHCM.

Trong số 19 người bị truy tố, có ông Trần Vĩnh Tuyến - cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM; Lê Tấn Hùng - cựu Tổng Giám đốc Sagri.

Theo truy tố, năm 1993, UBND TPHCM giao khu đất thuộc sở hữu Nhà nước có diện tích hơn 36.000 m2 tại địa chỉ Khu phố 4, phường Phước Long B, Quận 9 cho Sagri làm cơ sở chăn nuôi heo.

Năm 2008, UBND TPHCM phê duyệt phương án xử lý tổng thể nhà, đất của Sagri và chấp thuận cho đơn vị này chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch.

Ngày 31.10.2008, Sagri ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tổng Công ty Phong Phú để hợp tác kinh doanh đầu tư Dự án nhà ở trên khu đất này.

Dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng. Sagri chưa có phương án, kế hoạch thoái vốn tại dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Song Sagri vẫn chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng Công ty Phong Phú, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 672 tỉ đổng (tính tới thời điểm khởi tố vụ án).

Cơ sở để chuyển nhượng trên xuất phát từ việc bị can Trần Vĩnh Tuyến ký Quyết định số 6077 ngày 17.11.2017 "về chấp thuận chuyển nhượng Dự án phát triển khu nhà ở tại Khu phố 4, phường Phước Long B, Quận 9, TPHCM” do Sagri làm chủ đầu tư cho Tổng Công ty Phong Phú.

Theo cơ quan công tố, Quyết định số 6077 được ban hành không theo mẫu quy định. Trong Quyết định không có các mục "tổng mức đầu tư”, "nguồn vốn đầu tư”, "tiến độ thực hiện dự án”.

Bản chất việc chuyển nhượng này là chuyển nhượng Dự án kinh doanh bất động sản kèm theo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, đây cũng là hình thức chuyển nhượng phần vốn góp ra bên ngoài của Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

"Quyết định số 6077 chấp thuận cho Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chuyển nhượng toàn bộ Dự án cho Tổng Công ty Phong Phú là chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch", cáo trạng nêu.

Đồng thời, việc Quyết định trên chấp thuận chuyển nhượng Dự án mà không giao Sagri thực hiện xác định giá trị phần tài sản hình thành từ vốn góp theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng làm căn cứ xác định giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của đơn vị này và không đưa ra đấu giá là chưa đảm bảo nguyên tắc thị trường.

Đây là cơ sở để Lê Tấn Hùng và các đồng phạm tại Sagri tự ý quyết định giá trị Dự án để chuyển nhượng trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 672 tỉ đồng.

Cáo trạng cáo buộc, hành vi của bị can Trần Vĩnh Tuyến đã phạm tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bởi, ông Tuyến là người có trình độ hiểu biết về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Với vai trò là Phó Chủ tịch UBND TPHCM, ông Tuyến biết việc chuyển nhượng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

Phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường, tiến hành đấu giá và các quy định pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản, luật doanh nghiệp.

Trong khi, dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; chưa đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để chuyển nhượng.

Đồng thời, Sagri chưa xây dựng Đề án tái cơ cấu, chưa có phương án thoái vốn tại Dự án trình UBND TPHCM - Cơ quan đại diện chủ sở hữu để phê duyệt.

Bị can Tuyến thừa nhận việc cho phép chuyển nhượng Dự án không đảm bảo các yêu cầu, quy định của pháp luật. Một phần nguyên nhân vì nể nang, áp lực về tình cảm, quan hệ.

Do đây là lĩnh vực được phân công nên bị can không báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố và tập thể ban lãnh đạo UBND Thành phố.

Việc truy tố đối với ông Tuyến là có cơ sở, song Viện Kiểm sát cho rằng, bị can thành khẩn, có nhiều thành tích trong công tác... là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi xét xử.


                          Theo LaoDong

Các tin khác


Công an thành phố Hòa Bình bắt đối tượng trộm từng có 3 tiền án

Nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian đột nhập trộm nhiều tài sản có giá trị, Công an TP Hòa Bình nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy xét. Sau 3 giờ tích cực điều tra, đối tượng thực hiện vụ đột nhập trộm tài sản đã được làm rõ.

Bốc đầu xe mô tô để quay clip tung lên mạng, 2 nam sinh bị phạt 7 triệu đồng

Công an huyện Cao Phong cho biết vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng đối với 2 trường hợp gây mất an toàn giao thông và đăng, chia sẻ thông tin xấu độc trên mạng internet.

Triệt xoá điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép ma tuý tại chung cư Dạ Hợp

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh cho biết, sau một thời gian điều tra, xác minh, trưa 23/4, đơn vị đã phối hợp Công an TP Hòa Bình triệt phá thành công tụ điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại chung cư Dạ hợp 12 tầng thuộc tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình do Bùi Tuấn Anh (SN 1987) cầm đầu.

Trao quyết định giảm án phạt tù cho 9 phạm nhân

Sáng 25/4, Trại Tạm giam Công an tỉnh Hoà Bình đã tổ chức công bố quyết định giảm án phạt tù có thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện giảm án nhân dịp 30/4/2024. Trong 9 phạm nhân được trao quyết định giảm án có 2 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được tha ngày 16/4/2024; 7 phạm nhân được giảm từ 2 - 7 tháng phạt tù.

Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 27/4 đến 1/5). Đây sẽ là thời điểm người dân có nhu cầu đi thăm thân, tham quan, du lịch tăng cao, dẫn đến lượng người, phương tiện tham gia giao thông sẽ gia tăng đột biến. Trước tình hình đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn trong suốt thời gian nghỉ lễ.

8 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Năm 2023, UBND huyện Lạc Thủy đã công nhận 8/10 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hiện, toàn huyện có 112 tổ hòa giải ở cơ sở và 706 hòa giải viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục