Hôm qua 20-4, thời hạn cuối cùng thí sinh (TS) cả nước nộp hồ sơ đăng ký thi THPT quốc gia 2017 và xét tuyển đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) sư phạm. Kết quả thống kê cho thấy lượng TS đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ tăng so với năm 2016. Tuy nhiên, vấn đề các trường lo ngại đó là tình trạng TS ảo sẽ khủng khiếp và các trường sẽ phải “cân não” khi xác định điểm trúng tuyển.

 

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký tại Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TPHCM

Thí sinh giảm, nguyện vọng đăng ký tăng

Thống kê từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho thấy, cả nước có 871.551 TS đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ. Trong đó, có khoảng 75% TS đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ sư phạm, số TS tự do hơn 71.800 TS (chiếm 8,53%). TS chọn bài thi Khoa học Tự nhiên (KHTN) chiếm hơn 37%, số TS chọn bài thi Khoa học Xã hội (KHXH) chiếm gần 49% và có 8,3% TS chọn cả hai bài thi. Như vậy, số TS năm 2017 giảm hơn so với 2 năm trước tổ chức thi THPT quốc gia với 2 mục tiêu: xét tốt nghiệp và dùng kết quả xét tuyển ĐH-CĐ. Thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) cũng cho thấy số TS chọn bài thi KHXH chiếm gần 50%, nhưng có một số tỉnh tỷ lệ này chiếm áp đảo so với bài thi KHTN. Tại một số tỉnh phía Bắc, số TS chọn môn KHXH chiếm gần 70%, gần gấp đôi so với năm 2016.

Trong số các trường có nhiều nguyện vọng đăng ký xét tuyển nhất thì Trường ĐH Cần Thơ dẫn đầu với hơn 96.000 nguyện vọng (so với hơn 8.500 chỉ tiêu cần tuyển). Các trường ĐH thành viên và Khoa Y của ĐH Quốc gia TPHCM thu hút đến hơn 110.727 nguyện vọng, ĐH Quốc gia Hà Nội gần 90.000 nguyện vọng, ĐH Đà Nẵng hơn 87.000 lược nguyện vọng, ĐH Công nghiệp Hà Nội gần 80.000 lượt nguyện vọng…

Làm sao chống ảo?

Có thể nói, việc tỷ lệ TS đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ sư phạm năm 2017 tăng nhiều so với hai năm trước đây có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là việc Bộ GD-ĐT không giới hạn số nguyện vọng và số trường khi đăng ký xét tuyển. Hơn nữa, việc cho TS đăng ký xét tuyển trước khi có kết quả cũng làm nhiều TS ảo tưởng chắc chắn sẽ đậu ĐH dù chưa biết kết  quả thi như thế nào, có đậu tốt nghiệp hay không. Trong khi đó, năm 2015, trong xét tuyển đợt 1, mỗi TS chỉ có 1 nguyện vọng; năm 2016, mỗi TS được đăng ký tối đa 2 trường và mỗi trường 2 nguyện vọng. Một nguyên nhân nữa cũng khiến số nguyện vọng đăng ký vào các trường tăng là do nhiều trường thêm tổ hợp xét tuyển mới. Trong đó, đáng nói vẫn là việc năm nay có thêm bài thi KHXH với các môn Sử - Địa - Giáo dục công dân.

Theo PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho thấy, tính đến chiều ngày 20-4, trường có 96.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường. Đây là số nguyện vọng đăng ký chứ không phải số TS đăng ký. Trao đổi về việc chống ảo như thế nào, PGS-TS Đỗ Văn Xê cho rằng: “Việc ảo hay không ảo, tôi không lo, mà đó là do phần mềm và việc xử lý của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có sẵn phương án chuẩn bị ứng phó nếu như có trục trặc từ Bộ GD-ĐT”.

Với việc số nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH năm nay tăng đột biến so với năm 2016, nhưng đây không phải là con số thực. Nếu năm 2016 TS ảo 50%, thì năm 2017 số TS ảo sẽ lớn hơn nhiều. Phân tích từ một trường trong tốp 20 trường có nguyện vọng đăng ký nhiều nhất cho thấy, trong số hơn 40.000 nguyện vọng đăng ký, có khoảng 65% từ nguyện vọng 1 - nguyện vọng 3. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% là nguyện vọng 1. Nhưng con số này mới chỉ là tạm thời. Khi có kết quả điểm thi và có điểm sàn, có một lượng TS rất lớn sẽ bị loại và còn có tình trạng thay đổi nguyện vọng. Mặt khác, nếu TS trúng tuyển mà không nhập học thì vẫn được tiếp tục xét các nguyện vọng tiếp theo ở các trường, đây cũng là một yếu tố ảo không thể bỏ qua. 

Do đó, nhiều trường dự báo việc xét tuyển ĐH năm 2017 sẽ rất khó lường. Tất cả mọi việc đều trông chờ từ phần mềm xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT cân đong đo đếm, sau đó gửi dữ liệu TS về cho các trường để các trường xác định điểm chuẩn. Với cách thức xét tuyển năm nay, nếu khâu kỹ thuật không tốt và các chuyên gia không có kinh nghiệm tuyển sinh thì việc xảy ra sự cố là điều khó tránh khỏi. Do đó, các trường cũng phải chuẩn bị các phương án dự phòng nếu khâu xử lý của Bộ GD-ĐT gặp vấn đề.

 

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, các năm trước, chủ yếu thí sinh chỉ chọn môn ưu thế trùng với môn đã chuẩn bị để đăng ký xét tuyển ĐH. Do tổ hợp truyền thống toán - lý - hóa (khối A cũ) được nhiều ngành sử dụng để xét tuyển hơn tổ hợp văn - sử - địa (khối C cũ), nên số thí sinh ĐKDT các môn khoa học tự nhiên trong kỳ thi THPT quốc gia cao vượt trội so với các môn KHXH. Tuy nhiên, với phương án thi năm 2017 có xuất hiện các bài thi tổ hợp, quy chế cho phép thí sinh được lựa chọn một trong hai bài thi, nhưng cũng có thể chọn lựa cả hai bài để lấy kết quả bài thi cao hơn xét tốt nghiệp. Với quy định như vậy, bên cạnh việc lựa chọn bài thi để xét tuyển vào ĐH, thí sinh cũng cân nhắc chọn bài thi phù hợp để đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp. Việc đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm, không bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng máy móc cũng giúp cho thí sinh ôn tập các môn xã hội hiệu quả hơn…

 

                                                                              TheoSGGP

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục