(HBĐT) - Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2017, các em đang đứng trước rất nhiều lựa chọn. Nộp hồ sơ xét tuyển vào trường chuyên nghiệp, đi học nghề, xin vào làm việc tại các doanh nghiệp tuyển lao động phổ thông, giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế... Ngoài ra, những năm gần đây, xu hướng cho con đi du học cũng xuất hiện và ngày càng được nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh quan tâm. Du học theo hình thức vừa học, vừa làm tại Nhật Bản là một trong những lựa chọn đáng để phụ huynh và học sinh lưu tâm.


Chuyên viên Công ty CP đầu tư và phát triển thương mại Việt Phát tư vấn cho học sinh tốt nghiệp THPT có nhu cầu đi du học Nhật Bản.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hồng Quân, Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển thương mại Việt Phát, chi nhánh Hòa Bình cho biết: "Nhật Bản và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Đây là đất nước có nền giáo dục phát triển toàn diện về kiến thức, tính kỷ luật và kỹ năng mềm. Các loại bằng cấp của Nhật Bản đều đạt chuẩn quốc tế nên thuận lợi cho HS-SV khi ra trường đi xin việc làm. Hiện nay, Việt Nam - Nhật Bản đang là đối tác chiến lược, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT, học sinh Việt Nam khi sang học tập tại Nhật Bản sẽ được tạo điều kiện thuận lợi. Đặc biệt, với cơ cấu dân số đang ở giai đoạn "già hóa”, Nhật Bản thiếu hụt người lao động, do đó du học sinh Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm, thu nhập ổn định, đảm bảo đủ trang trải chi phí sinh hoạt, học tập. Chính vì có nhiều "điểm cộng” như vậy nên hiện nay, ngày càng nhiều phụ huynh có nguyện vọng cho con em sang du học tại Nhật Bản với hình thức vừa học, vừa làm”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đối tượng đi du học Nhật Bản nằm trong độ tuổi từ 18 - 23 đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT, từ 20 - 26 tuổi đối với sinh viên có bằng chuyên nghiệp. Nếu trên 26 tuổi phải tốt nghiệp trong vòng 5 năm trở lại đây. Sau từ 4 - 6 tháng học tiếng Nhật tại Việt Nam, các em sẽ trải qua việc sát hạch kiến thức tiếng Nhật với yêu cầu đặt ra là ít nhất phải đạt mức cơ bản là N5 hoặc N4. Lưu ý là nếu du học sinh có trình độ tiếng Nhật càng cao thì càng nhiều cơ hội chọn trường, chọn việc làm tại Nhật Bản. Sau khi sang Nhật Bản, du học sinh sẽ phải học thêm tại các trường Nhật ngữ từ 1,3 – 2 năm để đạt trình độ tiếng Nhật ở mức N2 – N3. Sau khi tốt nghiệp các trường Nhật ngữ, du học sinh sẽ lựa chọn thi tiếp lên các trường CĐ, ĐH chuyên ngành của Nhật Bản.

Đáng lưu ý, khi sang Nhật Bản học Nhật ngữ, du học sinh sẽ được cấp thẻ lao động để đi làm thêm với các công việc cụ thể như: bán hàng, làm bánh, phát báo, pha chế đồ uống, phục vụ bàn, phiên dịch…

Hiện nay, Công ty CP đầu tư và phát triển thương mại Việt Phát đang tuyển sinh du học Nhật Bản theo đăng ký kinh doanh đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 14/2/2017. Chi phí tuyển sinh du học Nhật Bản hiện dao động từ 180 – 240 triệu đồng/du học sinh bao gồm học phí 1 năm học Nhật ngữ, tiền nhà ở tối thiểu 3 tháng, tiền vé máy bay một chiều, phí hành chính… Công ty đang liên kết với 41 trường Nhật ngữ, đảm bảo các em được học tại trường Nhật ngữ theo đúng cam kết, có việc làm thêm đảm bảo trang trải sinh hoạt, học tập. Công ty sẽ theo sát, hỗ trợ du học sinh cho đến khi các em hoàn thành việc học tại các trường chuyên nghiệp.

Chia sẻ về hành trang chuẩn bị lên đường sang Nhật Bản, Xa Thị Xuân (xóm Diều Nọi, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc) cho biết: "Em không đủ điểm để xét tuyển vào các trường CĐ, ĐH nên được gia đình động viên, họ hàng giúp đỡ, em quyết tâm sang Nhật Bản du học theo hình thức vừa học, vừa làm. Em đã được các chuyên viên của Công ty tư vấn và xác định sang đó sẽ phải học thực sự, làm việc vất vả, chấp hành nghiêm túc ý thức tổ chức kỷ luật của trường học cũng như nơi mình làm việc thì mới có thể kiên trì bám trụ học và làm việc ở Nhật Bản”.

Bên cạnh việc xác định tinh thần đúng đắn, sức khỏe đảm bảo, học tốt tiếng Nhật, cơ thể tuyệt đối không được có hình xăm… các bậc phụ huynh, học sinh cần lưu ý, cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các đơn vị, doanh nghiệp tuyển sinh du học nói chung, du học Nhật Bản nói riêng. Tiên quyết là phải lựa chọn những đơn vị, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân phù hợp, không qua khâu trung gian, có uy tín lâu năm, hoạt động ở quy mô lớn,

                                                                           Dương Liễu


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục