(HBĐT) - Nhằm góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, thu hẹp khoảng cách phát triển KT -XH ở vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn, những năm qua, tỉnh ta đã tập trung đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.


Trường TH &THCS xã Bắc Sơn (Tân Lạc) được trang bị cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu hoïc taäp cuûa học sinh.

"Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Yên Thủy phù hợp với tình hình mới, tháng 6/2016, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1539 về việc thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS &THPT huyện Yên Thủy. Địa điểm của trường được đặt tại xóm Yên Hoà, xã Yên Lạc. Năm học 2017-2018, trường tổ chức giảng dạy cho 220 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Tuy mới thành lập nhưng trường đã được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học theo quy định hiện hành. Có phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo. Có nhà đa năng phục vụ các hoạt động tập thể... Được Sở GD &ĐT ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí giáo viên, nhân viên và ngân sách để đảm bảo thực hiện chương trình, nội dung giáo dục và các nội dung giáo dục đặc thù, vì vậy, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường đã được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước” - Hiệu trưởng nhà trường Bùi Thị Mai chia sẻ.

Theo nhận định từ Sở GD &ĐT: Những năm qua, tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển giáo dục dân tộc trên địa bàn. Trong đó, ngành GD &ĐT tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch phát triển mô hình, mạng lưới các trường chuyên biệt, các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, toàn tỉnh có 13 trường PTDTNT với 116 lớp, 3.358 học sinh. Trong đó có 8/13 trường đạt trường chuẩn quốc gia. Có 10 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trong đó có 3 trường tiểu học, 5 trường THCS, 2 trường TH &THCS.

Các trường PTDTNT đã thực hiện nghiêm túc quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường theo quy định. Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp học THCS và THPT theo quy định. Đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng, đúng quy mô đơn vị. Công tác tuyển sinh học sinh dân tộc đảm bảo công bằng, dân chủ, thông qua hình thức thi và xét tuyển. Sở GD &ĐT đã chỉ đạo các trường PTDTNT thực hiện tốt kế hoạch dạy và học theo quy định. Gắn chất lượng, kết quả dạy học của nhà trường, của học sinh với trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên. Các trường đã quan tâm dạy kỹ năng sống và phương pháp học cho học sinh. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT cho học sinh với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi và đặc điểm văn hóa dân tộc nhằm nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống góp phần giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Đa số các trường có phòng ở cho học sinh tương đối sạch sẽ, nhà bếp đảm bảo ATVSTP. 100% trường PTDTNT tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ngay từ đầu năm học, chủ động tuyên truyền phòng - chống dịch bệnh trong nhà trường.

Rõ ràng với các chính sách về giáo dục như: Không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc, một số chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đối với học sinh nghèo, học sinh dân tộc vùng đặc biệt khó khăn, học sinh các trường PTDTNT, PTDTBT đã mang lại hiệu quả thiết thực và chuyển biến rõ rệt của cả học sinh, gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách giáo dục dân tộc trên địa bàn vẫn còn một vài điểm vướng như: Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 109, ngày 29/5/ 2009 của liên bộ Tài chính – GD &ĐT hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDTNT: với quy định mức học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước /12 tháng /năm (tương đương với 968.000 đồng /tháng) nếu chi bình quân sẽ là 32.000 đồng /học sinh / ngày và 10.600 đồng /bữa ăn /học sinh, như vậy không đáp ứng đủ xuất ăn khi các em đang ở độ tuổi phát triển về thể lực và hệ lụy là không đảm bảo sức khỏe cho việc học tập. Với học sinh học ở các trường PTDTBT gặp nhiều khó khăn do chế độ còn thấp. Mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú theo Nghị định số 116, ngày 18/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay chỉ bằng 40% mức lương tối thiểu. Nhận thức và nhu cầu học tập của bộ phận không nhỏ gia đình và học sinh dân tộc thiểu số chưa đầy đủ, gia đình nghèo không tạo điều kiện cho con em đến trường. Mạng lưới trường lớp học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số trường chưa đáp ứng đầy đủ, không đồng bộ. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chưa đồng bộ, chưa thỏa đáng và thiếu kịp thời. Tỷ lệ giáo viên là người địa phương và người dân tộc thiểu số còn thấp. Sinh viên tốt nghiệp theo hình thức cử tuyển không bố trí được việc làm, gây lãng phí nguồn nhân lực, cản trở công tác phát triển giáo dục dân tộc trên địa bàn…

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục dân tộc, Sở GD &ĐT kiến nghị: Nâng mức học bổng cho học sinh nội trú từ 80% lên 100% mức lương tối thiểu và nâng mức hỗ trợ cho học sinh bán trú từ 40% lên 80% mức lương tối thiểu. Đề nghị tỉnh có lộ trình nâng cấp 2 trường PTDTNT THCS (B huyện Mai Châu, B huyện Đà Bắc) thành trường PTDTNT THCS &THPT để tạo điều kiện cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn được tiếp tục học tập ở môi trường thuận lợi hơn. Bổ sung nguồn kinh phí của tỉnh hỗ trợ đồng bộ cơ sở vật chất cho hệ thống các trường PTDTNT và PTDTBT. Đề nghị bổ sung nhân viên nấu ăn cho các trường PTDTNT, PTDTBT theo Nghị định số 68, ngày 17/11/2000 của Chính phủ, "Quy định việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp”…

Theo đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD &ĐT: Đó sẽ là những điều kiện cơ bản để tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phát triển GD &ĐT vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

 

                                                                               Thúy Hằng

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục