(HBĐT) - "Tháng 8/2016, trường tiểu học (TH) Vĩnh Đồng và THCS Vĩnh Đồng sáp nhập thành trường TH&THCS Vĩnh Đồng. Nhà trường hiện có 22 lớp với 656 học sinh. Sau khi sáp nhập, 2 trường đã phá tường bao ngăn cách, đầu tư xây dựng thêm 8 phòng học. Các hoạt động đi vào quy củ, nề nếp, chất lượng đảm bảo.


Sau sáp nhập, thư viện trường TH&THCS Vĩnh Đồng (Kim Bôi) có gần 1.100 đầu sách, tạo điều kiện cho học sinh học tập, tìm hiểu, giải trí.

 

Đặc biệt, sau khi sáp nhập, thư viện nhà trường có gần 1.100 đầu sách, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu, tham khảo, tra cứu, giải trí… của giáo viên và học sinh nhà trường”. Đó là chia sẻ của cô giáo Trần Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng trường TH&THCS Vĩnh Đồng khi đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà trường sau hơn 1 năm sáp nhập.

Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, huyện Kim Bôi đã tiến hành sáp nhập 22 trường TH, THCS thành 11 trường liên cấp. Dự kiến trong năm học 2018 – 2019, huyện tiếp tục sáp nhập, hình thành trường liên cấp TH&THCS tại 4 xã: Bình Sơn, Đông Bắc, Trung Bì và Kim Sơn. Trong số các trường đã sáp nhập và chuẩn bị sáp nhập có duy nhất trường TH Hùng Tiến và THCS Hùng Tiến là không sát vách, chung tường bao; tất cả các trường còn lại đều nằm liền nhau. Đây là thuận lợi lớn cho địa phương khi tiến hành sáp nhập các nhà trường.

Nhìn lại quá trình sáp nhập trường học trên địa bàn huyện, đồng chí Đinh Thanh Tùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi cho biết: Một trong những vấn đề cần lưu ý khi sáp nhập trường học đó là ổn định tổ chức, sắp xếp cán bộ quản lý, nhân viên sau sáp nhập. Do đó, trước khi sáp nhập, trong quá trình xây dựng đề án, chúng tôi đã tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, tuyên truyền, vận động, làm công tác tư tưởng cũng như chuẩn bị phương án sắp xếp nhân sự sau sáp nhập hợp lý. Vì vậy, sau khi sáp nhập, 11 hiệu trưởng dôi dư đã được điều động đến thay thế hiệu trưởng các trường nghỉ hưu. Một số đồng chí nghỉ chế độ 108 hoặc giữ chức vụ hiệu phó trường liên cấp. Đội ngũ nhân viên, kế toán, hành chính… sau sáp nhập không bị dư thừa vì trước đó nhiều nhà trường không có nhân viên kế toán, hành chính… Trong quá trình sáp nhập từ năm 2011 đến nay, phòng không nhận được đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ sau sáp nhập trường học.

Theo khảo sát của phóng viên tại huyện Kim Bôi, công tác sáp nhập cơ bản thuận lợi, không có quá nhiều khó khăn phát sinh. Chỉ có một số trường như TH&THCS Kim Bôi, TH&THCS Vĩnh Đồng, TH&THCS Tú Sơn… do số lượng cán bộ, giáo viên tăng lên gấp đôi nên phòng hội đồng trở nên chật chội.

Điều đáng phấn khởi là sau khi sáp nhập, một số phòng chức năng, phòng bộ môn của các nhà trường được tăng cường trang thiết bị, đáp ứng tốt hơn hoạt động dạy và học. Ví dụ như trường TH& THCS Kim Bôi, trước khi sáp nhập 2 trường chỉ có 1 phòng thư viện, sau sáp nhập có thư viện dùng chung. Các nhà trường đều có cán bộ thư viện để quản lý, tổ chức thư viện hiệu quả với một số hoạt động như: đưa sách về lớp, đọc sách trong thư viện giờ ra chơi, tiết học "đến với thư viện”…

Về chất lượng các nhà trường sau sáp nhập, đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Chất lượng 2 mặt giáo dục sau sáp nhập cơ bản được giữ vững. Sau sáp nhập, trường liên cấp có thuận lợi về đội ngũ, nhất là các môn chuyên biệt như âm nhạc, thể dục, mỹ thuật, tiếng Anh… nên đã có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Các hoạt động ngoại khóa, tập thể cũng diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, phong phú hơn.

Để chuẩn bị cho việc sáp nhập trường học năm học 2018 – 2019, ngay từ tháng 3/2018, phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi đã tiến hành rà soát, trao đổi, bàn bạc với các địa phương, nhà trường để xây dựng kế hoạch sáp nhập. Đặc biệt, do 11/11 hiệu trưởng trường liên cấp hiện nay đều nguyên là hiệu trưởng trường THCS nên trong đợt tập huấn cho cán bộ quản lý cấp tiểu học vừa qua, phòng GD&ĐT đã chủ động triệu tập cả các đồng chí hiệu trưởng trường THCS dự kiến sắp sáp nhập tham gia tập huấn. Qua đó, trang bị cho các đồng chí hiệu trưởng trường THCS kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tránh bị động nếu sau khi sáp nhập sẽ nhận nhiệm vụ hiệu trưởng trường liên cấp.

 

Dương Liễu

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục