Lai Châu là tỉnh miền núi, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, địa hình đồi núi chia cắt, cơ sở vật chất giáo dục còn nhiều thiếu thốn, nhận thức người dân về việc đưa con em đến trường còn hạn chế. Vì vậy, việc vận động học sinh các cấp đến trường đầy đủ, đúng độ tuổi luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu của ngành giáo dục và chính quyền các cấp ở Lai Châu.


Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Xe, huyện Phong Thổ xuống bản để vận động và trực tiếp đưa các em học sinh đến lớp.

Nậm Xe là xã biên giới thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trước đây, việc huy động học sinh ra lớp vào đầu năm học ở Nậm Xe rất khó khăn. Nhiều trường tỷ lệ huy động học sinh ra lớp chỉ đạt 60 - 70%.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm học 2019 - 2020, các thầy, cô giáo tập trung sớm hơn so với kế hoạch để trực tiếp đến các bản, từng gia đình, tuyên truyền vận động và đón học sinh tới trường. Nhờ đó, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đảm bảo theo kế hoạch đề ra.
      
Chị Su Thị Quỳnh, bản Mỏ, xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, chia sẻ: "Mấy ngày trước, các con còn theo mình lên nương để phụ giúp công việc trồng trọt. Tuy nhiên, khi được các thầy, cô giáo đến nhà, lên tận nương để vận động, tuyên truyền, mình đưa các con đến lớp theo đúng thời gian quy định. Mình cũng rất muốn các con được học cái chữ nên đã chuẩn bị quần áo và đồ dùng để các con theo các thầy cô đến trường. Mình rất cảm ơn các thầy cô đã không quản ngại khó khăn đến để tuyên truyền và dạy con mình chăm ngoan học giỏi."

Thầy Phan Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Xe, huyện Phong Thổ, cho biết: Trường Tiểu học Nậm Xe nằm trên địa bàn vùng cao biên giới. Những ngày đầu năm học mới 2019 - 2020, việc huy động học sinh ra lớp còn rất nhiều khó khăn do thời tiết vào mùa mưa, đường đi lại khó khăn, một số gia đình còn cho con em đi thăm người nhà ở các xã khác…

Việc vận động các em đến lớp chỉ đạt khoảng 85%. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy, cô giáo cũng như sự chung tay giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, đến cuối tháng 8/2019 tỷ lệ học sinh ra lớp đã đảm bảo đủ 100%.

Việc huy động học sinh ra lớp, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Lai Châu hàng năm gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn; một bộ phận phụ huynh nhận thức về việc đưa con em đến trường còn hạn chế; nhiều học sinh đang phải phụ giúp gia đình sản xuất nên ngại đến trường.

Vì vậy, ngành giáo dục Lai Châu tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp để huy động học sinh ra lớp, đảm bảo số lượng và thời gian tựu trường.

Bà Vương Đào Tiên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ cho biết, huyện có 18 xã, thị trấn thì có 13 xã biên giới. Công tác huy động học sinh đến lớp đầu năm học là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành Giáo dục huyện tập trung chỉ đạo, tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các nhà trường, tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp; chỉ đạo các thầy, cô giáo phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương thành lập các tổ, nhóm trực tiếp xuống bản tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp… Đến cuối tháng 8/2019, học sinh mầm non đến lớp đạt khoảng 90%; bậc tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 95%.

Theo ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu, năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục Lai Châu phấn đấu đạt tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt trên 20%; trẻ mẫu giáo ra lớp đạt trên 99,2%, trong đó trẻ 5 tuổi trên 99,8%. Học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường đạt trên 99%; học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường đạt 92%...

Để đạt được kết quả trên, ngành Giáo dục Lai Châu đang tập trung chỉ đạo, chủ động phối hợp với các cấp, ngành, địa phương, tìm mọi biện pháp huy động các em đến trường. Ngành cũng chỉ đạo các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục làm tốt công tác nắm số lượng học sinh theo kế hoạch và triển khai các biện pháp cụ thể, huy động học sinh ra lớp. Song song với việc huy động học sinh ra lớp, ngành tiếp tục tu sửa cơ sở vật chất, đảm bảo chỗ ăn, nghỉ để nuôi dưỡng học sinh.

 

                  Theo TTXVN

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục