(HBĐT) - Gần 15 năm qua, thầm lặng mỗi sáng, mỗi chiều, cô giáo trẻ Quách Thị Nụ, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã cần mẫn chèo lái hàng vạn chuyến đò đưa học sinh vùng hồ Hòa Bình đến trường. Những chuyến đò đong đầy tình yêu thương và trách nhiệm của cô giáo trẻ đã giúp con đường đến trường của những đứa trẻ vùng hồ đỡ gian nan, gập ghềnh. Tương lai, ước mơ của các em đã được thắp lên từ những chuyến đò đầy ân tình đó.



Cô giáo Quách Thị Nụ với 15 năm chèo thuyền đưa học sinh vùng hồ xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đến trường.

"Mùa hè trời quang, ít sương, cô trò chúng em chỉ mất khoảng 25 – 30 phút đi thuyền trên sông. Nhưng tháng cuối năm trời lạnh, sương muối, hơi nước bốc lên mù mịt, chẳng nhìn thấy gì nên em phải đi chậm để đảm bảo an toàn, có hôm mất đến gần cả tiếng đồng hồ mới đến trường được. Vậy nên hôm nào trời càng lạnh, sương xuống càng nhiều thì em càng phải dậy sớm hơn để đưa đón các em kịp giờ vào lớp”. Đó là những lời chia sẻ đầy chân tình của cô giáo Quách Thị Nụ với chúng tôi về những chuyến đò thầm lặng đưa đón học sinh xã vùng cao Đồng Ruộng đến trường trong suốt gần 15 năm qua.

Học xong phổ thông, năm 2005, Nụ xin vào học việc tại trường Mầm non Đồng Ruộng và được phân công về làm việc tại chi xóm Nhạp. Nụ chia sẻ: Nhân dân xã Đồng Ruộng sống rải rác ven theo các triền đồi ven bờ sông nên việc đi lại chủ yếu phải sử dụng thuyền. Phụ huynh phải đưa đón khá vất vả. Cũng chính vì vậy mà tỷ lệ học sinh chuyên cần không cao. Vậy nên khi được phân công về học việc tại chi xóm Nhạp của trường Mầm non Đồng Ruộng, em đã có ý kiến với các hộ gia đình là sẽ tình nguyện đưa đón các em đến trường để phụ huynh yên tâm.

Bắt đầu từ những mong muốn giản đơn như vậy, lặng lẽ ngày qua ngày, sáng sớm và chiều tối cô Nụ đã cần mẫn những chuyến đò đưa đón học sinh vùng hồ Đồng Ruộng đến trường. Thấm thoắt đến nay, cô giáo Nụ đã có gần 15 năm là người lái đò đưa đón các em ven dòng Đà giang đến trường. Gần 15 năm ấy, ngày nắng cũng như ngày mưa là biết bao gian nan, vất vả, hiểm nguy… đối với cô giáo trẻ. Khi thì 2, 3 em, có những năm cao điểm chuyến đò của cô Nụ mỗi ngày chở gần chục học sinh hàng ngày đến trường.

Trò chuyện với chúng tôi, cô Nụ chia sẻ: Để đưa đón các em đến trường hàng ngày em phải dậy từ rất sớm để lái thuyền đi đón các em. Nhà các em đều ở ven sông nên em đón các em ở ngay các bến sông dọc sông Đà. Bây giờ có thuyền máy đỡ vất vả hơn, ngày xưa thì phải bơi chân. Những ngày thời tiết thuận lợi thì không sao nhưng những ngày mưa, bão thì cũng khá vất vả và nguy hiểm. Nhưng vì công việc, vì sự học của các em nên tôi lại cố gắng. Để đảm bảo an toàn cho các em, tôi luôn nhắc các em phải mặc áo phao, đề phòng bất trắc. Bến thuyền còn cách điểm trường gần 3km nên hàng ngày em gửi xe ở nhà người quen gần bến. Thuyền cập bến thì lại lấy xe máy chở các em đến trường. Động lực cho mỗi chuyến đò của em chính là học sinh chăm chỉ, tích cực đến trường, không có học sinh bỏ học vì đi lại khó khăn; các em đều chăm ngoan và rất ham học, có tinh thần vượt khó.

Không chỉ mải miết, cần mẫn đưa đón đàn em nhỏ mỗi sáng sớm lạnh, chiều gió buốt, cô giáo Quách Thị Nụ còn là tấm gương sáng của tinh thần, nghị lực vươn lên. Năm 2017, trận mưa lũ lịch sử quét qua Đà Bắc, qua Đồng Ruộng đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, trong đó có gia đình cô Nụ. Toàn bộ nhà bè, lồng cá trên sông của gia đình cô mất trắng, mồ hôi công sức gây dựng bao năm của cả gia đình giờ trôi xuống sông, xuống biển. Nhưng với tinh thần vượt khó, nghị lực vươn lên, cô cùng gia đình đã từng bước vực dậy cuộc sống. Khắc phục hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô vẫn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, hàng ngày vẫn đều đặc những chuyến đò đưa các em đến trường.

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Lường Thị Tươi, Hiệu trưởng trường Mầm non Đồng Ruộng cho biết: Cô Nụ là một giáo viên trẻ nhưng luôn nhận được sự tín nhiệm cao từ Ban giám hiệu, đồng nghiệp và phụ huynh. Năm 2013, cô Nụ đã được bổ nhiệm là Phó hiệu trưởng khi vừa tròn 26 tuổi. Điều này đã thể hiện năng lực cũng như uy tín của cô Nụ. Cô đã đi thi và đạt danh hiệu Phó Hiệu trưởng giỏi cấp huyện. Cô đã trở thành người truyền cảm hứng cho cán bộ, giáo viên nhà trường về tinh thần "tất cả vì học sinh thân yêu”. Là một tấm gương nhà giáo bình dị nhưng rất đáng trân trọng.


Dương Liễu


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục