Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến với các cơ sở GD sẽ tạo hành lang pháp lý để nhà trường tổ chức thực hiện.


Ảnh minh họa/INT

Kế thừa thành quả

Ông Nguyễn Sơn Hải cho biết: Khi chưa có dịch Covid-19, ngành GD-ĐT đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Năm 2017, Chính phủ  phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Đây là lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ có chủ trương về ứng dụng CNTT trong ngành GD. 

Đề án này là một trong những giải pháp để triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương. Trong nội dung của đề án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành GD phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.

Liên quan đến dạy học trực tuyến, ngành GD-ĐT đã sớm ứng dụng CNTT vào trong nhà trường thông qua các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-learning. Từ năm 2010 - 2017 có 4 cuộc thi với hàng chục nghìn GV tham gia. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức về E-learning, vai trò của E-learning trong GD phổ thông, nâng cao kĩ năng về sử dụng công nghệ số trong dạy học. 

Kết quả của cuộc thi là các bài giảng E-learning, Bộ đã lựa chọn những bài giảng tốt để đưa lên mạng. Hiện Bộ đã phối hợp với Đề án Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ đưa vào kho bài giảng hơn 7.000 bài. Trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, ngành GD đẩy mạnh dạy học trực tuyến, kho bài giảng này đã phát huy tác dụng, giúp giáo viên, nhà trường, học sinh tham khảo. 


Ông Nguyễn Sơn Hải.

Tất cả trường học đều có thể áp dụng dạy học trực tuyến

Trong thời gian giãn cách xã hội, thực hiện phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, Bộ GD&ĐT nhanh chóng hướng dẫn nhà trường tổ chức hoạt động dạy học qua mạng, tùy theo điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, Bộ có hướng dẫn tinh giản chương trình để phù hợp với bối cảnh học trực tuyến, có hướng dẫn kiểm tra đánh giá công nhận kết quả dạy học trực tuyến. 

Cũng theo ông Hải, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn CNTT chung tay hỗ trợ, tài trợ ngành GD các điều kiện về hoạt động CNTT gồm hạ tầng CNTT, đường truyền Internet, miễn phí phần mềm dạy học trực tuyến, hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học trực tuyến. 

"Khi đó hầu hết trường học đều có thể tổ chức dạy học trực tuyến theo các mức độ khác nhau. Những trường ở khu vực khó khăn, Bộ chỉ đạo các sở phối hợp với đài truyền hình tổ chức dạy học trên truyền hình”, ông Hải cho hay. 

Để kế thừa phát huy những thành quả của việc dạy học trực tuyến trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT xác định tiếp tục dạy học trực tuyến, các nhà trường phải tăng cường triển khai các hoạt động giáo dục qua mạng. Theo đó, dạy học trực tuyến có 3 mức độ: Mức độ thứ nhất là hỗ trợ, tiếp theo là thay thế một phần những nội dung hoạt động giáo dục. Mức độ 3 có thể thay thế hoàn toàn, áp dụng khi học sinh không thể đến trường do điều kiện dịch bệnh, thiên tai. Như vậy trong điều kiện nào, nhà trường đều có thể áp dụng được, không áp dụng cả trường thì áp dụng một phần, không áp dụng mức độ 2 thì áp dụng mức độ 1. 

Dự kiến, sau khi được ban hành, Bộ sẽ đưa việc dạy học trực tuyến như là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của năm học. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện thực tế, từng cơ sở giáo dục sẽ xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp, với những mức độ khác nhau.

Theo Báo Giáo duc thời đại

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục