(HBĐT) - "Đúng là chương trình Tiếng Việt lớp 1 năm học 2020 - 2021 có một số bài nội dung kiến thức dài, cụ thể là bài Tập đọc dài. Trong vở Tập viết một số bài có nhiều yêu cầu. Điều này khiến cho cả giáo viên và học sinh phải nỗ lực nhiều hơn trong hoạt động dạy và học”.


Giáo viên cốt cán của tỉnh trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1, trường TH&THCS Văn Nghĩa (Lạc Sơn).

Đó là nhận định của cô giáo Nguyễn Thị Minh Thu, tổ trưởng chuyên môn khối lớp 1, trường tiểu học thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) và cũng là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Việt lớp 1.

Nhận định của cô Thu cũng là nhận định chung của nhiều giáo viên lớp 1 hiện nay trên địa bàn tỉnh về chương trình Tiếng Việt lớp 1, áp dụng từ năm học 2020 - 2021. Qua tìm hiểu được biết, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới có một số khác biệt so với chương trình cũ. Những thay đổi đó là do chương trình GDPT mới hướng đến yêu cầu học sinh lớp 1 phải có kỹ năng đọc, viết tốt hơn để tự học và học các môn khác.

Nếu như chương trình lớp 1 trước đây phần "Luyện nói” chỉ là 1 - 2 câu ngắn, đơn giản thì chương trình GDPT mới đã nâng yêu cầu "Luyện nói” lên thành "Tập đọc”. Tùy theo từng bộ sách mà bài "Tập đọc” sẽ có từ 3 - 7 câu, dài hơn rất nhiều so với chương trình cũ khiến giáo viên gặp nhiều áp lực để giúp học sinh có thể đọc tốt hết bài. Ngoài ra, trước đây, trong một bài học thường chỉ học từ 1 - 2 âm hoặc vần, nhưng chương trình GDPT mới có một số bài yêu cầu học sinh học từ 2 - 3 âm, vần mới cũng sẽ khiến cho giáo viên, học sinh vất vả.

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Diễm, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT) cho biết: Chúng tôi xác định việc triển khai chương trình GDPT mới chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Do đó, ngay từ tuần 2 tháng 9, Sở GD&ĐT đã thành lập tổ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán. Đến nay, tổ đã đi được 5 huyện, tại mỗi huyện, tổ tập trung hỗ trợ cho khoảng 4 - 6 trường vùng khó khăn, với các hoạt động: dự giờ 100% giáo viên lớp 1 ở các trường, sau đó trực tiếp đứng lớp giảng dạy; tư vấn, hướng dẫn, tháo gỡ cho giáo viên nhà trường những khó khăn, vướng mắc. Tổ có 1 buổi làm việc với toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn huyện để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn về việc triển khai chương trình GDPT mới. Chương trình kéo dài đến tháng 12, thực hiện tại tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Thông qua hoạt động hỗ trợ chuyên môn như vậy giúp giải quyết nhiều vướng mắc của giáo viên về chương trình GDPT mới. 

Cụ thể, với những khó khăn giáo viên, học sinh đang gặp phải đối với bộ môn Tiếng Việt, đồng chí Trưởng phòng Giáo dục tiểu học trao đổi: Chúng tôi đã lưu ý giáo viên thực hiện việc giảng dạy theo phương pháp "dạy học theo năng lực”. Tùy theo nhận thức của từng em mà đặt ra yêu cầu khác nhau; không thể đặt ra yêu cầu và giao bài đồng loạt, nhất là với những bài dài. Điều này yêu cầu giáo viên phải sát sao với hoạt động giảng dạy, nắm được năng lực của từng học sinh trong lớp. Ngoài ra, một vấn đề hết sức quan trọng là giáo viên phải chủ động, mạnh dạn lựa chọn ngữ liệu phù hợp trong từng bài học để thiết kế, tổ chức các hoạt động phù hợp. Lưu ý là bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình theo học kỳ, theo năm học để có phân phối bài giảng phù hợp; tránh việc áp dụng phân phối chương trình một cách máy móc. 

Ngoài ra, trước đây, đối với lớp 1 thì 1 tuần có 10 tiết Tiếng Việt, theo chương trình mới sẽ có 12 tiết, nhưng vẫn giữ nguyên yêu cầu là chỉ có 5 bài, mỗi bài 2 tiết. Như vậy, mỗi tuần giáo viên sẽ có thêm 2 tiết để tùy theo năng lực của học sinh trong lớp có thể tổ chức cho học sinh luyện đọc, hoặc luyện viết. Một vấn đề nữa cũng đặt ra hiện nay là vai trò của phụ huynh trong việc học của con. Về vấn đề này, đồng chí Trưởng phòng Giáo dục tiểu học chia sẻ: Phụ huynh cần hỗ trợ con trong việc học, học cùng con là điều rất quan trọng. Các bậc cha mẹ hãy chia sẻ, động viên con với những khó khăn, vướng mắc gặp phải. Kịp thời phản ánh đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp giảng dạy những vấn đề của con em mình để cùng tháo gỡ.

                        Dương Liễu

Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục