Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã được tiến hành đúng tiến độ. Dự thảo quy chế thi, văn bản hướng dẫn đã được đăng mạng lấy ý kiến rộng rãi và tiếp tục được hoàn thiện.

Dự kiến việc tập huấn quy chế, hướng dẫn thi sẽ được thực hiện trước ngày 1/4. Việc xây dựng ma trận đề thi, ngân hàng câu hỏi, đề thi tham khảo được thực hiện theo đúng kế hoạch. Hiện nay, đề thi tham khảo đang được rà soát để công bố trong tháng 3.


Bộ đề thi tham khảo sẽ được công bố trong tháng 3. Ảnh: TTXVN

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đề nghị đơn vị chuyên môn tiếp tục rà soát, hoàn thiện đề thi tham khảo cho phù hợp trước khi công bố. "Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 không chỉ chịu tác động bởi tình hình dịch bệnh của năm nay mà còn chịu ảnh hưởng từ năm học lớp 11, bởi vậy nội dung đề thi phải gắn rất sát với hoạt động dạy và học trong điều kiện dịch bệnh, đồng thời gắn với chuẩn đầu ra chương trình phổ thông”, Bộ trưởng nói.

Với nhiệm vụ chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi, Bộ trưởng lưu ý, câu hỏi thi phải phản ánh được nội dung chương trình và phạm vi giới hạn trong điều kiện cụ thể của năm học chịu tác động của dịch bệnh. Cấu trúc đề thi giữ ổn định để thuận lợi cho việc dạy học, ôn tập của giáo viên, học sinh; trong đó rất chú trọng tới chất lượng, độ tin cậy của đề thi để phân loại học sinh.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị chuyên môn rà soát thật kỹ và dự báo mọi tình huống có thể xảy ra để chủ động phương án, đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra đúng mục đích, an toàn, trung thực, khách quan và công bằng. Đặc biệt, phải bảo đảm đúng mục đích là đánh giá được chất lượng đầu ra của giáo dục phổ thông và là căn cứ quan trọng để sử dụng cho nhiều mục đích khác.  

"Chúng ta giữ ổn định kỳ thi, nhưng không vì ổn định, công việc đã quen mà chủ quan, dẫn đến sơ suất không đáng có”, Bộ trưởng nêu. Công tác tập huấn coi thi, chấm thi, thanh tra và chuẩn bị hệ thống phần mềm phục vụ cho thi và tuyển sinh cũng được Bộ trưởng lưu ý tại cuộc họp với tinh thần chung là phát huy những kết quả tích cực, khắc phục một số điểm còn hạn chế từ những năm trước; đảm bảo chất lượng của công tác tập huấn cũng như hiệu quả, tính bảo mật của hệ thống phần mềm phục vụ cho thi, tuyển sinh.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục