(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) đổi mới GD&ĐT tỉnh tại cuộc họp đầu tiên của BCĐ bàn về những vấn đề trọng tâm, then chốt nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Chương trình được kỳ vọng góp phần đắc lực giúp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

 


Chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh nâng cao các kỹ năng mềm, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Ảnh: học sinh trường TH&THCS Tân Mỹ (Lạc Sơn) ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.

Cùng với cả nước, bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, tỉnh triển khai thực hiện chương trình GDPT mới. Điểm nhấn đầu tiên trong chương trình là việc xây dựng, biên soạn tài liệu giáo dục địa phương (GDĐP). Theo nhiệm vụ được giao và đảm bảo đúng lộ trình quy định, Sở GD&ĐT đã chủ trì, phối hợp, tổ chức biên soạn và hoàn thành nội dung tài liệu GDĐP đối với lớp 1 trước tháng 8/2020. Sau đó, tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021 về sử dụng tài liệu, tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục. Đối với nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, theo đúng lộ trình hoạch định, đến nay, Sở GD&ĐT đã hoàn thiện hồ sơ tài liệu GDĐP lớp 2 năm học 2021 - 2022 để trình Bộ GD&ĐT phê duyệt. Công tác xây dựng tài liệu GDĐP lớp 6 cũng cơ bản hoàn thành, đảm bảo vào năm học mới sẽ có tài liệu cho học sinh lớp 6. 

Sau nhiều nỗ lực, ngành GD&ĐT đã hoàn thành nhiệm vụ lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 đảm bảo tiến độ đề ra. Phát huy tốt vai trò, Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định về phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 trong cơ sở GDPT trên địa bàn tỉnh từ năm học 2021 - 2022. Đến thời điểm này, danh mục SGK đã được công bố, các nhà xuất bản đã phối hợp đồng bộ nhằm cung ứng đầy đủ SGK để năm học 2021 - 2022 tiếp tục là mốc thời gian quan trọng thực hiện lộ trình đổi mới GDPT của toàn tỉnh.

Ghi nhận sự vào cuộc của ngành GD&ĐT trong thời gian đầu thực hiện chương trình GDPT mới, đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý hai vấn đề cốt lõi cần nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tới. Một là rà soát số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Hai là huy động, sử dụng tốt các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn như hiện nay, đồng chí đề nghị ngành GD&ĐT phát huy vai trò nòng cốt, tích cực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, từng bước thực hiện hiệu quả chương trình GDPT mới, tạo nền tảng vững chắc để những năm tiếp theo, toàn tỉnh đẩy mạnh công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Theo kết quả rà soát của Sở GD&ĐT về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình GDPT mới, đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong tỉnh cơ bản đã đạt chuẩn về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Phần lớn đội ngũ có năng lực chuyên môn, tâm huyết, có ý thức tự bồi dưỡng, sẵn sàng thực hiện chương trình GDPT mới. Đáng ghi nhận, ngành đã lựa chọn được đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng, tập huấn thực hiện chương trình GDPT mới. 100% đội ngũ cốt cán tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức; trong đó, giáo viên trực tiếp dạy lớp 1, lớp 2, lớp 6 được ưu tiên tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Hiện, Sở tích cực chỉ đạo các đơn vị, trường học tiếp tục rà soát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới căn cứ vào hệ thống môn học, hoạt động giáo dục, thời lượng giáo dục của mỗi cấp học trong chương trình GDPT mới. Trên cơ sở đó, xác định nhu cầu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở từng cấp học, lớp học, môn học theo lộ trình để có kế hoạch bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ này đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.

Về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 138/KH-UBND về thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và GDPT giai đoạn 2019 - 2025. Đồng thời, chú trọng triển khai các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư để thực hiện chương trình GDPT mới theo lộ trình quy định. Theo Sở GD&ĐT, với tinh thần khắc phục khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường chủ động điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới; ưu tiên bố trí phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm; rà soát danh mục thiết bị giáo dục tối thiểu hiện hành, bổ sung thiết bị thật sự cần thiết, trang thiết bị giáo dục ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí. Đó là những giải pháp thiết thực khắc phục khó khăn, phấn đấu vừa thực hiện đúng lộ trình vừa đảm bảo yêu cầu về chất lượng thực hiện chương trình GDPT mới, tạo ra diện mạo khởi sắc cho ngành GD&ĐT tỉnh nhà những năm tiếp theo.


                                                                             Thu Trang


Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục