Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH trên cả nước phải có kế hoạch dạy trực tiếp từ 14.2. Một số trường ở phía bắc cho biết đã sẵn sàng đón sinh viên đến giảng đường.

Ưu tiên sinh viên khóa mới và sắp tốt nghiệp

PGS Nguyễn Hoàng Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, cho biết trường sẽ đón sinh viên (SV) thành 2 đợt. Đợt 1 từ 14.2, ưu tiên SV khóa mới và SV sắp tốt nghiệp. Đợt 2 từ 28.2 cho SV các khóa còn lại.

Theo PGS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, từ 16.2, SV trường này mới đi học trở lại. Một nhóm sẽ được học trực tiếp, một nhóm học trực tuyến đến 1.3. Trường bố trí học trực tiếp sớm cho nhóm SV năm 1 và SV năm cuối. "SV năm 1 còn chưa biết trường ở đâu, nên cần tạo điều kiện để được "yêu trường yêu lớp”, SV năm cuối thì cần ra trường”, PGS Hiền chia sẻ.


Sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, thực hành trên phần mềm

PGS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết trường đã thông báo đón tất cả SV, học viên về trường học trực tiếp từ 14.2. Điều kiện là SV phải tiêm tối thiểu 2 mũi vắc xin. Những em ở ngoài Hà Nội phải có kết quả test nhanh âm tính trong 24 giờ hoặc test PCR trong 72 giờ.

Một số trường khác cũng đã có hướng đón SV trở lại giảng đường. "Ngày 8.2 các em đã bắt đầu buổi học đầu tiên sau kỳ nghỉ tết, nhưng học trực tuyến. Ngày 9.2, nhà trường họp và có thông báo về việc học trực tiếp”, PGS Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và truyền thông, Trường ĐH Thương mại, nói.

Phương án cho sinh viên thực hành

Theo PGS Nguyễn Đắc Trung, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, dự kiến từ học kỳ 2 toàn bộ hoạt động học tập của trường sẽ trở lại bình thường. Việc tổ chức cho SV học thí nghiệm, thực hành sẽ được phối hợp giữa các đơn vị để đảm bảo tất cả SV các lớp đều được sắp xếp thí nghiệm. Các đơn vị sẽ dựa vào số lượng SV và số các bài thí nghiệm còn lại cũng như năng lực tổ chức các lớp thí nghiệm để lên thời khóa biểu cho từng lớp. Các đơn vị sẽ công bố danh sách SV và thời gian của các lớp thí nghiệm trên website của đơn vị mình. Trường hợp giờ thí nghiệm, thực hành của SV bị trùng lịch, SV liên hệ trực tiếp với cán bộ, giảng viên phụ trách lớp thí nghiệm để điều chỉnh lịch sang buổi khác phù hợp.

PGS Trung cho hay trước khi nghỉ tết Trường ĐH Bách khoa vẫn tổ chức hoạt động dạy học theo phương thức thích ứng dần dần với diễn biến dịch bệnh và tình hình tiêm phòng vắc xin của cán bộ, SV.

"Mỗi năm có khoảng 3.500 - 4.500 SV tốt nghiệp (trong khoảng 2 đợt chính, vài ba đợt phụ, trong năm). Do dịch Covid-19, dù nhà trường rất cố gắng sắp xếp thích ứng với hoàn cảnh, nhưng vẫn có khoảng 1.500 SV tốt nghiệp trễ (nhiều nhất là khoảng một học kỳ)”, PGS Trung nói.

Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, cho biết SV đã thi xong học kỳ 1 từ cách đây khoảng 1 tháng và có hướng sẽ cho SV học trực tiếp từ đầu tuần sau. Thời gian tới, nếu tổ chức học trực tiếp cho SV, trường không có nhiều áp lực trong việc bố trí cơ sở vật chất cho các lớp học thực hành, học thí nghiệm.

"Trường tổ chức cho SV học cuốn chiếu, mỗi đợt tiếp nhận khoảng vài trăm em, bố trí chỗ ở trong ký túc xá cho các em (4 em/phòng). Trường có 3 cơ sở, mỗi cơ sở bố trí học như thế cho khoảng 300 - 400 SV. SV nào đã tiêm 2 mũi và đăng ký thì trường bố trí để giúp các em tốt nghiệp ra trường đúng hạn, còn trường hợp nào chưa sẵn sàng thì trường sẽ tổ chức cho các em thí nghiệm bù sau”, tiến sĩ Thực cho biết.

Theo Báo Thanh niên

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục