Để đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp và thị trường, công tác tuyển sinh và đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sớm đổi mới phương thức tuyển và đào tạo.


Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Ngày 28/6, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức hội nghị "Công tác tuyển sinh năm 2021, 6 tháng đầu năm 2022; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022” theo hình thức trực tuyến.

Theo số liệu báo cáo tổng hợp, tính đến đầu tháng 6/2022, cả nước đã tuyển sinh được hơn 920 nghìn người (đạt khoảng 48% so với kế hoạch năm và tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp được hơn 70 nghìn người, đạt khoảng 14% kế hoạch; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác khoảng 850 nghìn người, đạt khoảng 55% kế hoạch.

Một số lĩnh vực ngành, nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng vẫn có kết quả tuyển sinh tốt như: Kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Kinh doanh và quản lý, Công nghệ kỹ thuật, Du lịch khách sạn, Sức khỏe...những trường mạnh có thương hiệu, kết quả tuyển sinh vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

Để bảo đảm công tác tổ chức đào tạo, các trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo, đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến (online) đối với các nội dung, môn học, mô đun phù hợp.

Theo báo cáo, đã có trên 60% số trường trung cấp, cao đẳng áp dụng một hoặc nhiều hình thức giảng dạy trực tuyến vào các nội dung đào tạo phù hợp trong chương trình.

Tuy nhiên, công tác tuyển sinh vẫn tiếp tục gặp phải những khó khăn nhất định. Nếu như tuyển sinh đại học dễ dàng với quy mô và số lượng lớn (luôn chiếm khoảng 50% số lượng học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm), phương thức tuyển sinh ngày càng đa dạng với ngưỡng đầu vào thấp, đặc biệt có những trường đại học chỉ lấy điểm đầu vào rất thấp chỉ tương đương đầu vào cao đẳng đã thu hút một lượng lớn người học vào học đại học.

Các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp FDI) tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo với số lượng lớn, cả với đối tượng tốt nghiệp THCS với mức lương hấp dẫn và nhiều chính sách đãi ngộ phù hợp cùng với bối cảnh khó khăn về kinh tế của người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh đã thu hút một lực lượng lớn người trẻ sau khi rời ghế nhà trường phổ thông sẵn sàng và mong muốn tham gia ngay vào thị trường lao động mà không cần qua đào tạo.

Theo đại diện của các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khó khăn về kinh tế chung của toàn xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc đi học hay đi làm để có thu nhập ngay của người học. Đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều gia đình không có đủ kinh phí để cho con em đi học mặc dù có nguyện vọng được đi học nghề.

Ngoài khó khăn khách quan, có trường cũng cho rằng các nghị quyết, chính sách hỗ trợ về học phí, kinh phí cho người đi học nghề tại các cơ ở giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết và chính là ‘cứu cánh’ để các trường thu hút học sinh.

TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết Thời điểm hiện nay, các em học sinh Trung học Cơ sở mới thi xong tốt nghiệp lớp 9 vào lớp 10. Mặc dù các giải pháp tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp vẫn được triển khai đồng bộ và xuyên suốt từ đầu năm. Nhưng giai đoạn hiện nay là rất quan trọng, do đó, các cơ sở đẩy mạnh truyền thông về năng lực đào tạo, hỗ trợ học sinh sinh viên về kết nối, hướng nghiệp, việc làm sau đào tạo. Đẩy mạnh các hội nghị tuyển sinh, xúc tiến phối hợp kết nối học sinh sinh viên với cơ sở GDNN, doanh nghiệp…

Về cơ chế, chính sách, các cơ quan quản lý đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, do đó các cơ sở cần quán triệt nội dung để áp dụng kịp thời, linh hoạt. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý dữ liệu, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, chính xác của dữ liệu, quản lý tuyển sinh, tiếp cận đến từng học sinh sinh viên, để các em có thể nhanh chóng nắm bắt được các thông tin chính xác đến từng ngành nghề đào tạo.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục