Một lần nữa vấn đề bạo lực học đường (BLHĐ) làm "nóng” nghị trường Quốc hội khi vào sáng 8/11/2023, vấn đề này được đưa ra với phần chất vấn của các đại biểu Quốc hội và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.




Học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường bằng hình thức sân khấu hóa.

"Nóng” từ nghị trường Quốc hội...

Tại buổi chất vấn, vấn đề BLHĐ tiếp tục được "xới” lên. Nhiều đại biểu trao đổi, đưa ra một số thông tin và nội dung chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nội dung này. Theo các đại biểu, tình trạng BLHĐ là vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Bình quân mỗi năm học, cả nước xảy ra hơn 1.500 vụ BLHĐ trong và ngoài nhà trường; cứ 5.200 học sinh có 1 học sinh đánh nhau. Nhiều đại biểu cho rằng, chúng ta đã có nhiều nỗ lực để xử lý nhưng BLHĐ vẫn xảy ra với tính chất ngày càng phức tạp hơn.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, từ ngày 1/9/2021 - 5/11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ BLHĐ, liên quan hơn 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh nữ. Bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ BLHĐ. Có nhiều nguyên nhân gây ra BLHĐ, trong đó chủ yếu do tâm sinh lý của học sinh đang trong tuổi trưởng thành. Nguyên nhân khác học sinh sống trong môi trường gia đình có bố mẹ ly hôn, nhiều vụ ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình. Học sinh trong các gia đình này có thể vừa chứng kiến bạo lực gia đình, vừa bị bạo lực, bỏ rơi. Bên cạnh đó, trong thời đại bùng nổ thông tin, mạng xã hội, phim ảnh liên quan bạo lực cũng là nguyên nhân dẫn đến BLHĐ. Theo nhiều đại biểu, để giải quyết tận gốc rễ vấn đề thì sự phối hợp, quản lý, giáo dục của gia đình đóng vai trò rất quan trọng.

... đến những bức xúc của xã hội

Thực tế, BLHĐ là vấn đề bức xúc của xã hội. Thời gian qua trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ BLHĐ có tính chất nghiêm trọng. Trên địa bàn tỉnh cũng không ngoại lệ khi đã xảy ra các vụ việc cả trong và ngoài nhà trường, gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều học sinh là nạn nhân của các vụ BLHĐ, gây bức xúc dư luận xã hội. Điển hình như vụ BLHĐ xảy ra khoảng tháng 3/2022 tại Trường THCS An Bình (Lạc Thủy) khi giữa 2 học sinh lớp 8A1 có mâu thuẫn, xích mích dẫn đến đánh nhau. Sau đó một nhóm học sinh nhảy vào đánh "hội đồng” đối với 1 học sinh.

Sau sự việc trên, ngày 7/10/ 2022, tại lớp 8A3, Trường THCS thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) xảy ra vụ đánh nhau giữa 2 nam sinh. Trong lúc đánh nhau, 1 nam sinh cầm ghế inox đánh liên tiếp vào người bạn ngay tại lớp học. Đáng nói, trong quá trình xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau có nhiều bạn học nhưng không ai can ngăn, thậm chí còn cổ vũ, quay video clip để chia sẻ cho nhau. Sau đó clip này được đăng tải, phát tán trên mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 9/11/2022, tại khu vực nhà vệ sinh của Trường TH&THCS Trường Sơn, xã Cao Sơn (Lương Sơn), do có mâu thuẫn nên Ng.P.T (SN 2008) khi đó là học sinh lớp 9A dùng dao chém vào vùng đầu bạn cùng lớp là B.M.S làm B.M.S bị thương, phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Mới đây nhất, ngày 16/10/2023, trong giờ ra chơi tiết 2, do có xích mích với bạn học, em H.V.D, học sinh lớp 10B, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mai Châu bị một nhóm nam sinh cùng trường dùng tay, chân đấm, đá vào vùng mặt và cơ thể gây thương tích.

BLHĐ không chỉ gây tổn thương về mặt sức khỏe, thân thể mà còn gây nhiều tổn thương về tinh thần cho học sinh là nạn nhân của các vụ BLHĐ. Xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập nhưng với tâm sinh lý của tuổi mới lớn, dễ bị cảm xúc chi phối, bộc phát không kiềm chế được bản thân đã giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi bạo lực. Không chỉ thực hiện hành vi bạo lực trong trường, lớp học, nhiều trường hợp còn hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn ở bên ngoài nhà trường để tránh sự phát hiện của thầy, cô giáo. Từ thực tế trên cho thấy, BLHĐ là vấn nạn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, chưa có giải pháp giải quyết triệt để và vẫn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người cũng như của toàn xã hội...
 

Mạnh Hùng

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục