"Việc xếp hạng diễn ra ở đâu cũng đều gặp phải vấn đề phức tạp giữa sự chào đón của công chúng và nỗi lo lắng của các trường đại học" - Alex Usher và Jon Medow, Viện Chính sách Giáo dục (Canada) viết như vậy trong bài "Các loại xếp hạng trường đại học và các bảng xếp hạng - Cách xây dựng và sử dụng". Dưới đây là nội dung bài viết.

Có hơn 20 bảng xếp hạng

 

Harvard, ngôi trường có tên trong nhiều bảng xếp hạng
Mô tả ảnh.

Các loại xếp hạng trường đại học hoặc “các bảng xếp hạng” là một hiện tượng mới xuất hiện cách đây hơn 15 năm và ngày nay đã trở thành một yếu tố chuẩn mực tại đa số các quốc gia có các hệ thống giáo dục đại học lớn.

 

Xếp hạng các trường đại học được "Tờ tin tức Hoa Kì và Phóng sự thế giới" (US News and World Report) khởi đầu cách đây 20 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đòi hỏi có thông tin minh bạch hơn, có khả năng so sánh tốt hơn về các trường đại học. Nó bị các nhà phê bình chỉ trích, nhưng lại trở nên quen thuộc với phụ huynh. Các hệ thống xếp hạng theo kiểu đó bỗng bất ngờ xuất hiện trên toàn thế giới, ngay lập tức sau khi đưa ra – hay tăng nhanh - học phí. Việc xếp hạng diễn ra ở đâu cũng đều gặp phải vấn đề phức tạp giữa sự chào đón của công chúng và nỗi lo lắng của các trường đại học.

 

Một trong nguyên nhân gây ra sự lo lắng của các trường đại học là các hệ thống xếp hạng có xu hướng kết hợp các chỉ số đã được tính trọng số để đưa ra một “điểm số” đơn lẻ, bao trùm chất lượng, điểm số này lại cho phép các trường xếp hạng với nhau. Qua việc lựa chọn một loạt các chỉ số cụ thể và dành cho mỗi chỉ số một trọng số nhất định, các tác giả của các xếp hạng này đã áp đặt một định nghĩa cụ thể về chất lượng lên các trường đại học được xếp hạng. Thực tế, là có thể một số chỉ số hợp pháp khác hoặc những cách kết hợp các chỉ số khác bị im lặng bỏ qua. Đối với độc giả, nhận xét của tác giả là phán quyết cuối cùng.

 

Ở đây, có thể hiểu là giữa các tác giả của các chỉ số này không có sự nhất trí về điều gì xác định chất lượng. Các hệ thống xếp hạng chính trên thế giới hầu như không có mối liên hệ với nhau và sử dụng các chỉ số và các trọng số rất khác nhau để đưa ra một thước đo chất lượng.

 

Hiện nay, có hơn 20 bảng xếp hạng đại học. Trong đó, có 22 bảng xếp hạng quốc gia được thu thập từ 15 quốc gia (Úc, Canada, Chi le, Trung Quốc, Hồng Kông, Kazakhstan, Ý, Hà Lan, Peru, Ba Lan, Tây Ban Nha, Đài Loan, Ukraine, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ; 4 bảng xếp hạng khác mang tính quốc tế hoặc xuyên quốc gia.

 

Ngoài ra, còn 3 hệ thống khác (xếp hạng của CHE của Đức, xếp hạng SwissUp và xếp hạng University Navigator của Canada do Globe và Mail và Viện chính sách giáo dục thực hiện) không tuân theo “các nguyên tắc” của bảng xếp hạng chuẩn mực.

 

Các loại xếp hạng trường đại học và các bảng xếp hạng là gì?

 

Cambridge.jpg
ĐH Cambridge.

Các loại xếp hạng trường đại học là danh sách các nhóm các trường đại học (thường là trong phạm vi quyền hạn của một quốc gia), được xếp hạng tương quan theo một loạt các chỉ số theo trật tự giảm dần.

 

Các xếp hạng trường đại học thường được trình bày theo hình thức “bảng xếp hạng”, khá giống các đội thi đấu trong một bảng xếp hạng được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp dựa theo số lần thắng và thua mà họ đạt được.

 

Cũng giống như các chỉ số thực hiện, chúng được tạo nên từ một loạt các chỉ số đơn lẻ có giá trị đưa ra một bức tranh thống kê về một loạt các chất lượng hoặc hoạt động của trường đại học.

 

Khác biệt cơ bản là các hệ thống chỉ số thực hiện chỉ đơn thuần trình bày số liệu định lượng của mỗi chỉ số, còn các bảng xếp hạng thì sử dụng chúng để nhấn mạnh sự khác biệt giữa các trường đại học, ngoài ra còn tính trọng số cho từng chỉ số, sau đó tổng hợp các điểm số của một số chỉ số để chỉ ra một trường “tốt nhất”.

 

Một khía cạnh đáng quan tâm khác của các bảng xếp hạng là mặt lịch sử, đa số do các công ty xuất bản thương mại thực hiện. Về một khía cạnh nào đó, nó phản ánh thực trạng là việc xếp hạng cùng có chung đặc điểm “hướng tới khách hàng” giống như rất nhiều sản phẩm.

 

Mặc dù việc xếp hạng không phải là những hướng dẫn cho trường hợp cụ thể nào, nhưng những nhà xuất bản các hướng dẫn của mỗi trường đại học có thể kết hợp các số liệu thành các tài liệu phụ trương, làm phong phú thêm các mô tả để cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc.

 

Ít nhất về lí thuyết, việc xếp hạng có ý nghĩa để giúp các công dân hiểu họ đang thu đựơc gì từ các chi phí công về giáo dục, giúp cha mẹ và các học sinh có đủ thông tin để đưa ra quyết định nên chi các đồng tiền riêng của mình cho giáo dục vào đâu.

 

Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy sau đây, các xếp hạng thương mại đang ngày càng có sự tham gia của các chính phủ, ít nhất là tại các nước đang phát triển, họ dường như đang tránh bảng xếp hạng các chỉ số thực hiện. Nigeria, Pakistan,và Kazakhstan là một số quốc gia ở đó các chính phủ đang bắt đầu công bố việc xếp hạng các trường đại học của riêng quốc gia mình.

 

Các hệ thống xếp hạng trường đại học có thể được tiến hành trên phạm vi quốc gia hoặc quốc tế. Các hệ thống xếp hạng quốc gia là những hệ thống mà theo đó, tất cả hoặc hầu hết các trường đại học của một quốc gia được so sánh với các trường khác. Đây là các xếp hạng truyền thống các trường đại học - tức là cách được US News and World Report đưa ra lần đầu tiên năm 1981 và được rất nhiều quốc gia khác làm theo.

 

Trong mọi trường hợp, tất cả các trường đại học trong một quốc gia được so sánh với nhau, mặc dù trong một số trường hợp - điển hình là ở Canada (Tạp chí Maclean’s) và ở Hoa Kỳ (US News and World Report)- các trường đại học của một nước được phân chia tuỳ theo một số đặc điểm nhất định của trường và chỉ so sánh các trường đại học có cùng các đặc điểm với nhau, kết quả là tạo ra một nhóm các bảng xếp hạng mini. 

 

Các hệ thống xếp hạng trường đại học toàn cầu là một biến thể mới trên ý tưởng cũ của việc xếp hạng các trường đại học trong một quốc gia. Hiện tại có 3 loại: Xếp hạng về học thuật các trường đại học trên thế giới (Academic Ranking of World Universities) của Trường đại học giao thông Thượng Hải, lần đầu tiên xuất bản năm 2003, Xếp hạng trường đại học thế giới của Phụ trương thời báo giáo dục đại học của Anh Quốc (Times Higher Education Supplement) (sau đây gọi là THES) xuất bản lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2004, và xếp hạng của Iberoamericano -xếp hạng so sánh các trường đại học ở châu Mĩ Latinh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (loại thứ tư không có trong cuộc điều tra này là xếp hạng mạng điện tử Webometrics – đo lường sự hiện diện của trường đại học trên mạng điện tử thế giới). Loại xếp hạng cuối cùng được xem xét ở đây là của tạp chí Asian week trước khi chấm dứt vào năm 2000 trong đó xếp hạng các trường đại học lớn của các châu lục.

 

Xếp hạng từng phần

 

Bên cạnh việc xếp hạng các trường đại học, còn có xếp hạng các phần của trường đại học, so sánh các đơn vị cụ thể của trường đại học với các đơn vị tương ứng tại các trường khác. Các xếp hạng kiểu này thường ở phạm vi quốc gia và liên quan đến các trường chuyên ngành như kinh doanh, luật, y khoa. Các trường đào tạo cao đẳng và đại học về kinh doanh cũng trở thành chủ đề của nhiều xếp hạng thế giới do các tổ chức thực hiện, thí dụ các tạp chí Economist, Financial Times, Wall Street Journal và Business Week.

 

Có một xu hướng rất rõ trong xếp hạng ở châu Âu là đưa ra kiểu xếp hạng trường đại học hoàn toàn chỉ gồm có xếp hạng các khoa (thí dụ lịch sử, kinh tế, sinh học) như trong trường hợp xếp hạng của CHE ở Đức, xếp hạng của Guardian ở Anh, La Repubblica ở Ý và hai loại xếp hạng chính của Hà Lan. Chúng tôi tạm gọi là tách nhỏ trường đại học, đại diện cho rất nhiều xếp hạng từng phần của trường đại học theo một khuôn mẫu không dẫn tới kết quả xếp hạng tổng thể trường đại học.

 

Ngoài ra, còn có các hệ thống xếp hạng tập trung tới các khía cạnh của các hoạt động trong trường đại học. Thí dụ, loại xếp hạng "Các trường đại học tốt nhất nước Mĩ" (Best American Research Universities) đã xếp hạng các trường đại học Hoa Kỳ dựa theo kết quả nghiên cứu của họ, theo cách thức nguyên sơ hơn so với trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Bern, Thuỵ Sĩ. Hay “Các bảng xếp hạng vô địch quốc tế” (Champions League). Tương tự thì tạp chí Yahoo (Yahoo Magazine) đã xếp hạng các trường đại học dựa theo “sự kết nối” của họ. Còn Webometrics xếp hạng dựa trên sự hiện diện trên Internet, trong khi tạp chí Giáo dục đại học của người da đen (Journal of black Higher Education) đã xếp hạng họ dựa trên khả năng tích hợp sinh viên từ các nguồn gốc khác nhau trong loại xếp hạng về đa dạng dân tộc.

 

                                                                                               Theo Vnn

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục