Đại biểu Phạm Hữu Quỳ (Trường PTCS 
Nguyễn Đình Chiểu) trình bày tham luận 
tại hội thảo.

Đại biểu Phạm Hữu Quỳ (Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu) trình bày tham luận tại hội thảo.

19- 3, tại Trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo đổi mới công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 184 cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật vừa được tuyên dương sáng qua tham dự hội thảo.

Báo cáo của các vụ mầm non, tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đều đánh giá hệ thống quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đã hình thành trên toàn quốc và hoạt động hiệu quả. Hầu hết các tỉnh đều có ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật các cấp, có sự phối hợp tốt với các ban, ngành liên quan. Số lượt giáo viên được dự bồi dưỡng, tập huấn về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngày càng nhiều và có sự chuyển biến rõ rệt về năng lực, có kiến thức cơ bản về các loại tật, có kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, điều chỉnh mục tiêu, chương trình cho phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ. Nhiều địa phương đã có chính sách riêng cho trẻ khuyết tật như miễn học phí, hỗ trợ luyện tập phục hồi chức năng…, có chế độ cho giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật hòa nhập.


 

Ở cấp học mầm non, năm học 2008- 2009 có gần 15.000 trẻ khuyết tật học hòa nhập. Công tác huy động học sinh khuyết tật cấp tiểu họcđi học cũng phát triển từng bước:  năm học 1996- 1997 cả nước mới có 36 nghìn trẻ đi học tại 900 trường phổ thông, đến năm học 2007- 2008 nâng lên thành gần 300 nghìn trẻ học hòa nhập trong 9000 trường. Trong năm học 2008- 2009, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đã huy động được hơn 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi lớp 1 học hòa nhập theo chương trình và sách giáo khoa mới.


 

Tính chung trong năm học vừa qua, đã có gần 390 nghìn trẻ khuyết tật đi học hòa nhập và 7.500 trẻ học trong 106 cơ sở giáo dục chuyên biệt.


 

Tại hội thảo, các đại biểu cùng nhau thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật:  kinh nghiệm giảng dạy học sinh ở lớp tiền hòa nhập; kinh nghiệm giảng dạy trẻ khiếm thị, khiếm thính; kinh nghiệm giảng dạy trẻ khuyết tật vận động, khuyết tật trí tuệ.


 

Nhiều tham luận nêu lên những kinh nghiệm hay trong thực tế giảng dạy như việc nâng cao hiệu quả dạy tập đọc bằng ký hiệu ngôn ngữ cho học sinh khiếm thính ở lớp học hòa nhập; biện pháp dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập đạt thành tích cao; tư vấn cha mẹ học sinh chậm phát triển trí tuệ học hòa nhập; sử dụng phương pháp trò chơi để hình thành và phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ chậm phát triển trí tuệ…


 

Các tham luận cũng kiến nghị trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục chỉ đạo thẩm định, điều chỉnh, rà soát chương trình, bổ sung tài liệu, sách vở dành cho học sinh khuyết tật học hòa nhập cũng như học chuyên biệt; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn về giáo dục tật học cho đội ngũ giáo viên… Đặc biệt, Nhà nước cần có chế độ, chính sách cho giáo viên dạy hòa nhập trẻ khuyết tật tại các cơ sở giáo dục; mở rộng hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập.
 
 
                                                               Theo ND

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục