Bắt đầu từ năm học này, Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ việc ăn bán trú, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở vùng nông thôn khó khăn là 120.000 đ/trẻ/tháng.

 

Thông tin trên được Bộ GD-ĐT đưa ra tại Hội thảo "Phát triển chăm sóc và giáo dục Mầm non Việt Nam: Vấn đề và giải pháp" do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức ngày 25/3 tại Hà Nội.
 
Trẻ em miền núi. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2008-2009 cả nước đã có 12.336 trường mầm non; trong đó có 6.866 trường công lập, 5.500 trường ngoài công lập. Tổng số trẻ đến trường, lớp là 3.628.114 cháu, tăng 201.534 trẻ so với năm học trước.

Đến nay đã có trên 90% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn trung cấp sư phạm mầm non trở lên. Được biết, năm 2001, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục mầm non 2.550 tỷ đồng (7,31%) năm 2004, 4.096 tỷ đồng (7,47%) năm 2006 và đạt 6.920 tỷ (8,5%) vào năm 2008.

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ GD-ĐT cả nước hiện nay vẫn còn khoảng 15% số xã chỉ mới có 1-2 lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học hoặc lớp mẫu giáo độc lập đặt ở trung tâm xã, vẫn còn nhiều thôn bản ở xa chưa có phòng học để mở lớp mẫu giáo.

Việc huy động trẻ đến trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và đạt thấp. Năm học 2008- 2009, vùng đồng bào dân tộc có 221.780 trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi, nhưng chỉ có 141.330 trẻ em ra lớp, chiếm 63%, còn 37% trẻ em dân tộc thiểu số độ tuổi 5 tuổi không được đến trường chủ yếu là do thiếu trường, lớp học.

Bên cạnh đó, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các vùng nông thôn và vùng khó khăn còn thấp, phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số chưa đảm bảo được vốn tiếng Việt cần thiết để lĩnh hội kiến thức ở bậc học phổ thông.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non (GDMN) còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay. Mặt khác, do đời sống khó khăn, nhiều giáo viên bỏ nghề, làm cho đội ngũ giáo viên mầm non không ổn định và thường xuyên thiếu; cuối năm học 2008-2009 cả nước còn thiếu là 24.960 giáo viên, trong đó chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

Trước thực trạng trên, Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phổ cập GDMN 5 tuổi với nguồn kinh phí để thực hiện đề án là hơn 14.660 tỷ. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 cả nước sẽ đạt chuẩn phổ cập GDMN 5 tuổi. Trẻ em tất cả các vùng miền đều được đến trường học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN mới, để chuẩn bị tri thức, kỹ năng, thể lực và tâm thế để vào học tiểu học.

Bộ GD-ĐT sẽ bồi dưỡng chuẩn hóa 11.300 giáo viên từ sơ cấp lên trung cấp sư phạm mầm non và đào tạo mới 11.100 giáo viên đạt trình độ cao đẳng sư phạm mầm non; hỗ trợ ăn trưa cho 394.000 trẻ em/năm cho trẻ em năm tuổi vùng núi cao, biên giới, trẻ em con gia đình nghèo…

Ưu tiên, xây dựng trường mầm non cho các xã khó khăn chưa có trường hoặc còn thiếu nơi học; hỗ trợ việc ăn bán trú, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở vùng nông thôn khó khăn là 120.000 đ/trẻ/tháng.

 

                                                                           Theo DanTri

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục