Giáo sư Trần Hồng Quân phát biểu tại hội nghị

Giáo sư Trần Hồng Quân phát biểu tại hội nghị

Cần sớm xây dựng Luật Giáo dục đại học. Chỉ nên cho phép thành lập những trường có vốn đầu tư lớn và hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận

Ngày 30-3, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã báo cáo dự thảo kết quả giám sát chuyên sâu tại 51/409 cơ sở giáo dục ĐH cả nước trong hội nghị lấy ý kiến cho báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo giáo dục ĐH do Ủy ban Thường vụ QH tổ chức tại TPHCM với sự tham gia của hơn 50 chuyên gia giáo dục.


Thành lập trường thiếu chuẩn mực


Một trong vấn đề “nóng” được hội nghị bàn luận sôi nổi đó là những bất cập trong việc thành lập trường ĐH, CĐ. Đoàn giám sát nhận định việc thành lập trường vài năm gần đây phát triển theo số lượng, chạy theo quy mô đào tạo và thành tích mà chưa chú ý tới quy hoạch chung cũng như các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Nhiều trường mới được thành lập nhưng đã tuyển sinh với quy mô lớn vượt xa năng lực đào tạo, gây bức xúc trong dư luận.


Nguyên nhân được đoàn giám sát nêu ra đó là do Bộ GD-ĐT chỉ thẩm định hồ sơ mà không tổ chức kiểm tra tại chỗ tạo sơ hở dẫn tới việc một số cơ sở báo cáo không trung thực, bên cạnh đó trong quy trình thành lập trường chưa có quy định hậu kiểm với các cơ sở giáo dục ĐH mới được thành lập; chưa có chế tài xử lý đối với các trường không thực hiện đúng cam kết về các điều kiện mở ngành...


Đồng tình với nhận định của đoàn giám sát, PGS-TS Phan Thị Tươi, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng mở trường ĐH phải có chuẩn mực của ĐH, chứ không phải theo kiểu từ trường TCCN, vài năm sau lên CĐ rồi vài năm sau nữa lên ĐH.

Đội ngũ giảng viên trường CĐ không thể bỗng chốc đảm nhận được công việc của giảng viên trường ĐH. PTS-TS Tươi kể: “Có trường trong hồ sơ xin thành lập có tên tôi mà tôi hoàn toàn không biết, như vậy hồ sơ xin thành lập trường có thực chất, chuẩn mực hay không?”.

 

Thẳng thắn nhìn nhận những bất cập trong việc thành lập trường ĐH, mở ngành mới còn liên quan đến “phong bì”, GS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH, cho rằng: “Nhiều trường không tuân thủ các tiêu chí và chỉ tiêu cũng được “thông cảm” hoặc cùng lắm là bị xử phạt hành chính, mà điển hình là những kê khai gian dối và sai phạm nghiêm trọng trong tuyển sinh ở Trường ĐH Phan Thiết. Chúng ta không thể không tự hỏi: Đây là năng lực điều hành của bộ hay còn có bóng dáng của tiêu cực?”.


Cơ chế tài chính nhiều bất cập


Kết quả khảo sát về thu chi và quản lý tài chính tại các trường ĐH, CĐ thời gian qua cho thấy phần ngân sách Nhà nước cấp cho các trường chiếm 60,84%, phần học phí, lệ phí và các khoản thu khác chiếm 39,16% tổng các nguồn thu của trường công lập.
 
Ngân sách Nhà nước chi thường xuyên chiếm 38,57%, trong đó thanh toán tiền lương, học bổng, kinh phí hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho giảng dạy học tập chỉ chiếm từ 8,4%-13,4%. Các đại biểu cho rằng đây là bất cập lớn vì theo các nghiên cứu chi tiêu tài chính, để đáp ứng yêu cầu tối thiểu nhằm đạt chất lượng giáo dục trung bình thì các khoản chi trên phải đạt 50%.


Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, đó là học phí. GS Trân cho rằng học phí là một bài toán không dễ, rất nhạy cảm, nhất là khi nước ta là một nước nghèo. Qua thực tế giám sát, một phần không nhỏ học phí đi vào thu nhập khá cao của lãnh đạo và bộ phận quản lý ở không ít trường.

GS Trân đề nghị: “Học phí không thể cào bằng và quá thấp nhưng cũng không thể quy định tùy tiện. Vấn đề mấu chốt là bộ quy định gì, thanh tra ra sao để học phí – phần lớn sinh viên và gia đình chắt chiu mới đóng được-không bị lạm dụng”.


Việc đầu tư cho các trường “đẳng cấp quốc tế”, với 100% vốn đầu tư Nhà nước, 65% chi phí do ngân sách Nhà nước cấp, trường có quyền tự chủ cao như Trường ĐH Việt Đức khiến nhiều đại biểu băn khoăn.

Theo GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nên áp dụng cơ chế này vào các trường ĐH có sẵn chứ không nhất thiết phải bắt đầu từ một trường mới. PGS-TS Phan Thị Tươi cũng trăn trở: “Nếu trao cho chúng tôi cơ chế đó, chúng tôi đủ khả năng đưa ĐH Việt Nam tiếp cận với chuẩn mực thế giới. Còn nếu không có cơ chế thì làm sao có thể đưa nền giáo dục nước ta đi lên?”.


Đẩy nhanh kiểm định chất lượng


Từ việc mổ xẻ những bất cập, đoàn giám sát đã nêu lên nhiều kiến nghị đối với QH, Chính phủ và các bộ, ngành. Trong đó, đoàn giám sát đề nghị sớm cho xây dựng Luật Giáo dục ĐH để thống nhất và luật hóa tất cả các vấn đề về quản lý hệ thống giáo dục ĐH hiện nay; chỉ nên cho phép thành lập những trường có vốn đầu tư lớn và hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, có biện pháp xử lý nghiêm khắc với các trường vi phạm quy định, không thực hiện đúng cam kết thành lập trường, đặc biệt với các trường ngoài công lập đã thành lập hơn 10 năm nay vẫn không có đất xây trường, đề nghị thực hiện chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt với các ngành khoa học cơ bản...


Đoàn giám sát và các đại biểu cũng đề nghị Bộ GD-ĐT cần đẩy nhanh tiến độ kiểm định chất lượng các trường ĐH, CĐ, công khai kết quả kiểm định làm cơ sở để phân loại chất lượng các trường, nghiên cứu ban hành chế độ thu và sử dụng học phí mới theo hướng gắn với các ngành nghề và chất lượng đào tạo...

 

                                                                             Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục