Hôm qua 10-4, kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2010 đợt 1 (từ ngày 10-3 đến ngày 10-4) theo tuyến Sở GD-ĐT. Thống kê từ các điểm nhận hồ sơ cho thấy nhóm ngành kinh tế có nhiều thí sinh đăng ký nhất và ít thí sinh rải nhiều hồ sơ.

 

Dù cuối tuần nhưng cả ngày hôm qua (10-4), nhân viên thu nhận hồ sơ tại TP vẫn căng sức làm việc vì thí sinh vẫn nườm nượp đến làm hồ sơ đăng ký dự thi. Trong đó, nóng nhất là điểm nhận hồ sơ tại Sở GD-ĐT TPHCM và Văn phòng Tuyển sinh Bộ GD-ĐT phía Nam.

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT cho biết, thu được gần 4.000 hồ sơ, ít hơn năm 2009. Tuy nhiên, lượng hồ sơ đăng ký tại các trung tâm luyện thi giảm khoảng 30% so với mọi năm và chỉ có 10/30 trung tâm luyện thi đã tiến hành bàn giao hồ sơ.

Trong khi đó, theo thống kê sơ bộ, Sở GD-ĐT đã thu gần 2.000 hồ sơ (chưa tính hồ sơ từ các trường THPT). Cũng như năm vừa qua, năm nay rất đông thí sinh chọn thi các trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Ngân hàng, ĐH Y Dược TPHCM, CĐ Kinh tế Đối ngoại…

Lượng hồ sơ nộp vào những trường này chiếm trên 30% tổng số hồ sơ nhận được. Trong đó, thí sinh tập trung vào các ngành như: quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính - ngân hàng… Ngược lại các khối ngành thuộc nông lâm, công nghiệp, kỹ thuật hiện rất ít hồ sơ.

Tương tự, tại nhiều trường THPT, học sinh lớp 12 vẫn chọn nhóm ngành kinh tế và “né” các ngành kỹ thuật. Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) có khoảng 400 thí sinh thi đăng ký vào Khoa Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) và 129 hồ sơ vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Theo thống kế của Phòng giáo vụ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) trong số hơn 1.600 hồ sơ thu được dẫn đầu thuộc về Trường ĐH Kinh tế TPHCM.

Tại các tỉnh phía Bắc lượng hồ sơ nhiều nhất vẫn dồn vào các ngành kinh tế. Ngành học ít được đăng ký dự thi nhất rơi vào khối nông - lâm - ngư.

Từ ngày 11 đến ngày 17-4, thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường ĐH-CĐ có tổ chức thi hoặc tại Văn phòng Tuyển sinh Bộ GD-ĐT tại phía Nam.

                                                                                 Theo SGGP

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục