12 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu tự luận yêu cầu viết gần 1.000 chữ trong bài thi tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội được gửi về theo cặp sách của những cô cậu HS lớp 1 Trường tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Nhà trường khẳng định, chỉ áp dụng cho HS lớp 4, 5.

Phụ huynh "bối rối" làm bài thay con

Mô tả ảnh.
HS Trường tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội trong giờ ra chơi. Ảnh: Bảo Anh

Gần đây, một số phụ huynh có con theo học tại Trường tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội khá bối rối trước việc nhà trường phát bài thi tìm hiểu "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng" cho HS lớp 1 và yêu cầu về nhà làm như là một hoạt động ngoại khóa.

Tuy nhiên, các phụ huynh nhận thấy, với nội dung câu hỏi này thì HS lớp 1 hoàn toàn không thể làm được trừ khi phụ huynh làm hộ. Thậm chí, có những phụ huynh còn không làm được mà phải đưa đến chỗ làm để hỏi xem có ai biết thì chỉ dùm. Một số phụ huynh khác nhờ HS cấp 3 tìm trên mạng thì thấy nội dung cần hỏi không được tìm thấy...

Nội dung bài thi này gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm hỏi về "Chiếu dời đô", ngôi "Làng hai Vua", "Tứ đại khí", "Hoàng thành Thăng Long", "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"... và 1 câu hỏi tự luận yêu cầu viết không quá 1.000 từ theo thể loại bình luận, nêu cảm nghĩ, cảm tưởng về câu mở đầu trong bài hát "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi.

Theo thể lệ cuộc thi thì đối tượng dự thi là cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước...

Được biết, giải thưởng cao nhất cho cuộc thi là 20 triệu đồng cho tập thể tổ chức cuộc thi tích cực và có hiệu quả nhất, có nhiều người dự thi nhất, có nhiều người đoạt giải và những đơn vị công tác ở địa bàn đặc biệt. Tiếp đến là các giải tập thể nhất - nhì - ba - khuyến khích trị giá 10 triệu - 7 triệu - 5 triệu - 2 triệu đồng. Đồng thời là các giải thưởng cho cá nhân đạt giải trong cuộc thi.

Thời hạn nhận bài dự thi cấp tỉnh, thành đoàn là 31/5/2010; cấp Trung ương là 31/7.

Trường không bắt buộc

Trao đổi với VietNamNet chiều 27/4, Hiệu trưởng Lê Thị Thanh Thủy cho hay, bài thi tìm hiểu này do Quận Đoàn gửi xuống nhà trường từ tuần trước. Trường chỉ yêu cầu HS khối 4, 5 làm. Đối với khối 1, 2, 3 nhà trường chỉ phát để HS tham khảo và tự nguyện dự thi. Bố mẹ, cô giáo có thể giải giúp HS và nói cho các con hiểu về ý nghĩa của 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Việc này không đánh giá về thi đua mà trường nào tham gia đông thì được khen.

Theo cô Thủy, đây cũng là cơ hội để giáo viên, phụ huynh cùng tìm hiểu và hướng dẫn cho HS vì "chúng ta đều là người Hà Nội".

Trường tiểu học Nghĩa Tân hiện có khoảng hơn 2.000 HS, trong đó, HS khối 4, 5 có khoảng 800 em.

Sáng nay (27/4), khi họp giao ban, các cô giáo cũng đã phản hồi đến Ban Giám hiệu nhà trường rằng các câu hỏi này khó.

Đối với HS khối 4, 5 cũng chỉ được học một số nội dung trong đó như "Chiếu dời đô" hay một số câu hỏi các em được tìm hiểu qua buổi tham quan của nhà trường như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ô Cầu Giấy. Còn lại, nếu muốn làm được thì phải nhờ bố mẹ hoặc cô giáo tìm tư liệu hướng dẫn.

HS lớp 1 đưa bài thi tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội nhờ mẹ làm giúp và có dặn thứ 2 phải nộp cho cô giáo. Tuy nhiên, đến chiều ngày thứ 3 (27/4) thì em HS đó cho biết, cô giáo không nhận bài và em lại mang về nhà.

Cũng nằm trong chương trình hướng đến 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Trường tiểu học Nghĩa Tân còn tham gia cuộc thi "Viết thư cho ông Lý Công Uẩn" do Sở GD-ĐT Hà Nội phát động cho HS lớp 4, 5, khuyến khích lớp 3 viết. Hay vẽ tranh với chủ đề Thăng Long - Hà Nội phát động tập trung vào HS lớp 4 nhưng khuyến khích HS cả trường.

Việc thực hiện các cuộc thi này thực chất nếu "gò" vào thời gian, buộc các em phải làm thì sẽ dẫn đến quá tải mà chỉ đưa xuống để HS xem và tìm hiểu. Có lẽ chữ "thi" khiến nhiều người nghĩ nó nặng nề, cô Thủy chia sẻ. 

Cô Thủy cũng cho rằng, trường còn có nhiều cách để HS tìm hiểu về ngày này, đặc biệt qua các bài học lịch sử về địa phương.
 
                                                                                       Theo Vnn

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục