Trong những tháng đầu năm 2010, Đoàn Giám sát Quốc hội đã đi khảo sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học”. Dự thảo báo cáo kết quả đã chỉ ra nhiều yếu kém và đề xuất giải pháp khắc phục.

 

Nghiên cứu dự thảo, ai cũng có thể thấy được những yếu kém của hệ thống giáo dục ĐH nước nhà. Điều mà mấy năm gần đây và đặc biệt trong thời gian hơn 1 năm qua, trong nhiều báo cáo của mình Bộ GD-ĐT cũng đã thẳng thắn chỉ ra.

Tuy nhiên, với một truyền thống giáo dục đại học khoảng dăm chục năm nay, mô hình quản lý GDĐH lạc hậu, cộng với sự vay mượn từ những nền giáo dục đại học khác nhau, văn hóa học thuật cùng văn hóa chất lượng chưa được hình thành và phát triển bền vững, lại thêm vào với các điều kiện phát triển giáo dục ĐH rất hạn chế dẫn đến sự chuyển biến trong các trường ĐH diễn ra khá chậm như nhiều báo cáo của ngành giáo dục hoặc qua thông tin đại chúng.

Có 3 điểm sau đây trong Dự thảo nếu được làm rõ thì sẽ tốt hơn. Đó là tìm những nguyên nhân yếu kém của việc thể chế hóa chính sách thông qua luật và các văn bản quy phạm pháp luật; phân tích giáo dục ĐH không thể tách nó ra khỏi toàn hệ thống giáo dục và thị trường lao động.

Luật Giáo dục chưa hoàn thiện

Đây là một trong các nguyên nhân làm cho sự ra đời của các văn bản dưới luật bị chậm trễ và ảnh hưởng đến công tác quản trị giáo dục ĐH.

Rất tiếc, trong Dự thảo đã không đề cập đến một số nội dung còn bất cập trong Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề và các luật liên quan khác. Quốc hội cần nhận thiếu sót, sự chưa hoàn thiện… trong việc ban hành những văn bản luật chồng chéo hoặc hiệu lực thấp, khó đi vào cuộc sống. Điều này được minh chứng thêm ở trang 31 trong Dự thảo, Đoàn Giám sát kiến nghị QH “…cho chủ trương để sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong các bộ luật khác…”.

Lấy đơn cử về một vài điều của Luật Giáo dục. Luật Giáo dục đưa ra quy định về Hội đồng quản trị đối với trường dân lập và tư thục. Trong khi Hội đồng quản trị là những người góp vốn đã làm cho Hội đồng quản trị mất đi vai trò cơ bản của một tổ chức “đệm” gắn nhà trường với xã hội.

Đã có thực tế, nếu ai có tiền đều có cơ hội tham gia Hội đồng quản trị và không cần quan tâm đến năng lực quản trị đại học của những người đó. Hậu quả tất yếu là những người có “chất xám’ trong quản trị nhà trường lại đứng ngoài Hội đồng quản trị để nhường chỗ cho những người “thiếu chất xám “ về quản trị ĐH,  nhưng  đổi lại vì “có tiền” và và do đó quyền quyết định mọi việc trong nhà trường ĐH sẽ thuộc về những người góp vốn. Trong khi luật cũng không quy định rõ trường vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận. Đầu tư xây dựng trường ĐH vì động cơ “lợi nhuận” đã làm cho không ít trường mờ mắt để chạy theo lợi nhuận và nhà đầu tư sẵn sàng “đi mòn dép” để có được cái giấy phép thành lập trường ĐH.

Luật Dạy nghề nhiễu?

Việc ban hành Luật Dạy nghề cũng là nguyên nhân khiến cho hệ thống giáo dục nhiễu về quản lý và cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Làm sao có thể quy hoạch mạng lưới giáo dục ĐH khi cả hai cơ quan của Chính phủ đều quản lý nhà nước về cao đẳng (cao đẳng nghề và cao đẳng), sự gia tăng chóng mặt của các trường CĐ nghề do Bộ LĐTB&XH quản lý khiến cho số lượng cơ sở GDĐH tăng nhanh chóng.

GDĐH trong những năm tới sẽ cạnh tranh nguồn tuyển sinh sẽ rất gay gắt do thiếu “nguồn” tuyển đầu vào. (những năm tới mỗi năm có khoảng trên 800.000 học sinh THPT tốt nghiệp, nhưng tổng quy mô chỉ tiêu cho CĐ, ĐH, CĐ nghề và TCCN lên đến trên 1,5 triệu các hệ tuyển có đầu vào tốt nghiệp THPT).

Bên cạnh việc đua nhau mở trường ĐH tư do động cơ vì lợi nhuận là chính, còn một thực tế đoàn giám sát chưa thấy được nếu tách riêng giáo dục ĐH ra khỏi giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp để giám sát sẽ khó thấy được những nguyên nhân do lỗi hệ thống giáo dục gây ra.

Các địa phương đã mở rộng quy mô giáo dục THPT lên chưa từng thấy trong hơn 10 năm qua, hàng triệu học sinh tốt nghiệp THPT mỗi năm đã tạo ra sức ép rất lớn đối với giáo dục ĐH.

Thị trường việc làm mỗi năm tạo ra chừng khoảng trên dưới 1 triệu việc làm mà có lẽ đến trên 85% việc làm có yêu cầu lao động trình độ thấp.

Thiếu việc làm và sự dư thừa học sinh tốt nghiệp THPT, giải pháp tốt nhất là cho những người này vào học nghề hoặc học đại học. Nhưng tiếc thay, dân mình không muốn học nghề, hơn nữa hệ thống giáo dục nghề nghiệp bị chia cắt, chất lượng dạy nghề thấp…thì mở rộng quy mô giáo dục ĐH sẽ góp phần làm giảm bớt những bức xúc xã hội, tránh những tiêu cực xã hội nhờ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận lớn thanh niên vốn theo quan niệm truyền thống của không ít người là “không đáng học đại học” bởi chất lượng đầu vào thấp.

Cần thêm kiến nghị

Việc cho phép trường ĐH đào tạo thiếu điều kiện đảm bảo chất lượng, Đoàn giám sát cần có kiến nghị Chính phủ công bố danh tính và quy trách nhiệm những cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các bộ, ngành tham gia thẩm định thành lập trường. Minh bạch hóa thông tin thẩm định là yêu cầu không phải chỉ đối với cơ sở đào tạo mà cả quan chức của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ĐH, để xã hội cùng giám sát.

Dự thảo nên đề cập đến một nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng GD ĐH đến từ phía thị trường lao động.

Một xã hội thiếu việc làm, thông tin thị trường lao động thiếu minh bạch thì tốt nhất Nhà nước nên tạo cơ hội học tập cho mọi người dân và việc mở rộng đại học là một trong các giải pháp giúp xã hội phát triển bền vững. Nếu học nghề mà có việc làm sau khi ra trường có thu nhập khoảng 5-6 triệu/tháng hoặc hơn nữa, người dân sẽ tự điều tiết tham gia vào GD ĐH phù hợp với điều kiện của mình.

Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề mang tính hệ thống Dự thảo chưa đề cập đến như vấn đề tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, sự chồng chéo quản lý nhà nước về dạy nghề và giáo dục…Dự thảo cần chỉ ra trách nhiệm của QH trong việc ban ban hành các luật còn chưa thật sự đi vào cuộc sống để nhiệm kỳ tới của QH sẽ “ấn nút” thông qua những luật chất lượng hơn.

 

                                                                         Theo VietNamnet

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục