Giám thị đối chiếu giấy tờ liên quan với phiếu dự thi của thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009.

Giám thị đối chiếu giấy tờ liên quan với phiếu dự thi của thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009.

Còn một tuần nữa, các sở GD-ĐT sẽ bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của thí sinh (TS) cho các trường ĐH, CĐ. Liệu trong thời gian này, TS có thể chỉnh sửa hồ sơ nếu phát hiện sai sót?

 

Học trò Hà Nội sẽ có riêng một bộ giáo trình dạy nếp sống văn minh - thanh lịch. Ảnh: HS trường THCS Bế Văn Đàn, Hà Nội



Có được sửa khối thi?

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng -Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Trước kỳ thi, mọi thứ đều có thể chỉnh sửa được. Đó là các thông tin về: họ, tên, ngày tháng năm sinh, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh, môn thi, khối thi, mã ngành... Trong đó, những điều chỉnh về thông tin cá nhân như họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính là khá dễ dàng. Các thay đổi về đối tượng và khu vực ưu tiên cần có sự kiểm tra hồ sơ gốc”. Tiến sĩ Dũng nói thêm, riêng về ngành thi và khối thi, muốn được chỉnh sửa, TS phải có lý do chính đáng nhưng rất hạn chế. Hơn nữa, việc chỉnh sửa khối thi và ngành thi vào thời điểm một ngày trước đợt thi là không dễ dàng bởi thời điểm này, số báo danh và phòng thi đã được bố trí hoàn tất.

 

Chỉnh sửa kịp thời hồ sơ có sai sót là cực kỳ cần thiết bởi sau kỳ thi tuyển sinh, các trường sẽ tổ chức kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của TS trúng tuyển. Nếu thông tin khai trong hồ sơ không chính xác thì TS có trúng tuyển cũng bị đánh rớt. Những trường hợp cố tình gian lận, giả mạo hồ sơ khi phát hiện sẽ bị tước quyền vào học ở trường ngay năm đó nếu trúng tuyển và bị tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong 2 năm tiếp theo. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Khi điều chỉnh hồ sơ, TS cần mang theo các giấy tờ gốc có liên quan để đối chiếu như: Phiếu số 2, CMND, giấy khai sinh, thẻ thương binh của bố/mẹ (nếu điều chỉnh về ưu tiên)... “Đặc biệt, các TS phải cất giữ cẩn thận Phiếu số 2 và mang bên người để sử dụng khi cần thiết. Có một số trường hợp vì lý do nào đó, các trường THPT giữ lại Phiếu số 2, TS phải liên hệ với trường để xin lại. Thêm nữa, khi đi chỉnh sửa hồ sơ, TS nên mang theo 2 tấm ảnh dự phòng để nếu phải làm lại hồ sơ thì không mất thời gian đi lại nhiều”, thạc sĩ  Hứa Minh Tuấn - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Tài chính - Marketing, khuyên.

Các thời điểm chỉnh sửa

Từ ngày 8.5 đến 30.5, các trường ĐH, CĐ sẽ tiến hành xử lý dữ liệu ĐKDT của TS. “Với việc xử lý này, trường sẽ tự kiểm tra thông tin trong hồ sơ của TS, nếu phát hiện có sai sót sẽ chỉnh sửa ngay”, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn cho biết. Tuy nhiên, trong thời điểm này, nếu phát hiện có sai sót trong hồ sơ ĐKDT, TS có thể trực tiếp đến trường có tổ chức thi để làm thủ tục chỉnh sửa.

Tiếp đó, từ ngày 30.5 đến 5.6, các sở GD-ĐT sẽ gửi giấy báo cho TS. Riêng TS tự do sẽ trực tiếp đến nhận giấy báo thi tại nơi đã nộp hồ sơ ĐKDT. Sau khi nhận được giấy báo, nếu phát hiện có sai sót, TS cần liên lạc ngay với hội đồng tuyển sinh của trường tổ chức thi để được điều chỉnh. Thậm chí, ngay trong các ngày làm thủ tục dự thi, TS vẫn có cơ hội điều chỉnh những sai sót trong hồ sơ. Đó là ngày 3.7 cho đợt 1 thi ĐH khối A và V; ngày 8.7 đợt 2 thi ĐH các khối còn lại và ngày 14.7 cho đợt thi CĐ.

Các ngày này, TS cần có mặt tại đúng địa điểm tổ chức thi thông báo trong giấy báo dự thi và mang theo những giấy tờ liên quan để chứng minh. Những bổ sung và điều chỉnh này phải được cán bộ tuyển sinh của trường sửa lại trên hồ sơ gốc, cập nhật ngay vào máy tính và đóng dấu xác nhận vào Phiếu số 2 thì mới có giá trị pháp lý. Trường hợp bị mất thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, TS phải báo cáo và làm cam đoan để ủy viên phụ trách điểm thi xem xét, xử lý.

                                                                       Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục