Để đạt điểm cao môn Toán là không khó, làm nhiều dạng bài tập, học cách trình bày cho khoa học, sáng sủa để không bị mất điểm “lãng phí”.

 

Chia sẻ của thủ khoa khối A: Mai Thu Cúc, ĐH Dược (9,75 điểm Toán); thủ khoa khối B: Nguyễn Chí Dũng, ĐH Y Hà Nội (10 điểm Toán); thủ khoa khối D, ĐH Ngoại thương Hà Nội, Mai Thị Thanh Tâm (10 điểm Toán).

anh2.jpg
Mai Thị Thanh Tâm

Mai Thị Thanh Tâm:  Sai lầm khi bạn bỏ qua sách bài tập

“Kinh nghiệm của mình cho thấy, nếu bạn bỏ qua việc làm các bài ở sách bài tập là một sai lầm. Bởi trong sách, khá nhiều bài tập có khi còn khó hơn cả đề thi đại học ra, nhất là phần hình học. Nhiều bạn chỉ lo làm đề thi, mua sách nâng cao về học mà quên mất cuốn sách này”.

Mỗi bài tập, đôi khi có nhiều hướng tiếp cận để đi đến kết quả.

Do đó, trong qua trình học tập trên lớp, Tâm cố gắng nghe giảng và thực hành nhiều trên lớp cộng với việc trao đổi với các thầy cô để tìm được hướng đi tốt nhất cho các dạng bài tập.

Cũng theo bạn, sai lầm lớn nhất với nhiều bạn là thích làm những bài khó trước với tâm lý: “xong bài này, bài khác làm mấy mà xong. Điều đó dễ dẫn bạn vào vòng luẩn quẩn khi không làm được bài khó đó, quay lại thì bối rối vì thời gian không còn nhiều”.

Theo Tâm, để bài làm được điểm cao, môn Toán cũng đòi hỏi cách trình bày khoa học, sáng sủa như môn Văn vậy: “Phần trình bày không nên tẩy xóa nhiều quá. Đồ thị hay những hình vẽ trong bài, các bạn có thể vẽ trước bằng bút chì rồi tẩy mờ đi, vẽ lại bằng bút bi”.

Mai Thu Cúc: Tận dụng và phân bổ tối đa thời gian mình có

Mô tả ảnh.
Mai Thu Cúc

Không đi học thêm nhiều, Cúc tâm sự mình chỉ chọn một thầy mình cảm thấy phương pháp và cách dạy phù hợp nhất với bạn.

Trong quá trình học Toán, Cúc phân ra những dạng bài khác nhau. Mỗi dạng bạn làm đi làm lại nhiều bài tập để rèn kĩ năng như: phân tích, giải phương trình, kĩ năng nhìn hình trong bài tập hình không gian cho thành thạo, để khi mình gặp bài khó thì không ngại, mà hứng thú với nó.

Cúc chia sẻ thêm: Toán là môn học tư duy nên phải tự học rất nhiều: tự mình tìm bài tập, tự phân dạng và tự tìm ra những quy tắc riêng cho mỗi dạng. Như thế mới nhớ lâu, mới thấm vào đầu được.

Rất quan trọng nữa là kỹ năng làm đề thi. Theo Cúc: “Bạn phải rèn cho bản thân quen với cách tận dụng tất cả 180 phút mình có. Thứ nhất: làm bài đơn giản và dễ ăn điểm phải cẩn thận để chắc chắn không mất điểm vì lỗi trình bày hay tính toán nhầm. Thứ hai, không được sa vào mấy phần khó, rồi làm mình mất tinh thần”.

Cúc cho biết, năm ngoái bạn còn tới 20 phút cuối làm câu cuối, bài tập giải bất phương trình: “Ngẫm lại, vẫn thấy mình may mắn. Nhưng cũng do bình tĩnh và thoải mái vì các phần khác đã chắc chắn đã tạo tiền đề tâm lý để mình suy nghĩ và “xơi” được câu đó”.

Mỗi ngày ôn thi nên có 1 kế hoạch rõ ràng. Cuối buổi nên có cho mình khoảng 40 đến 45 phút xem lại những gì đã làm được trong ngày.Có đúng tiến độ hay không, chưa thực hiện được phần công việc nào.

Một phương pháp hiệu quả mà Cúc áp dụng đó là học nhóm. “Khi mình học cùng nhau có thể tạo được hiệu quả hơn nhiều khi học một mình. Đặc biệt trong những tuần ôn thi, học nhóm để kiểm tra lý thuyết cho nhau, đặt ra các câu hỏi cho nhau. Mình kiểm tra bạn mình cũng là cách hay để tự kiểm tra chính mình”.

 

Nguyễn Chí Dũng: Đừng để người chấm “bức xúc” vì cách trình bày của bạn

Quan trọng nhất là cẩn thận trong trình bày và tính toán. Khá nhiều bạn mất điểm oan vì không cẩn thận, coi nhẹ phần này.

Nhiều bạn nghĩ rằng cứ làm được sẽ được điểm cao, nhưng không phải như vậy. Vì nếu sai ở bước nào thì những bước sau gần như không được chấm.

Hơn nữa, nếu trình bày cẩn thận sáng sủa thì sẽ tạo được cảm tình với giám khảo, không khiến người chấm “bức xúc”.

Những ngày cuối trước khi thi, Dũng chỉ ôn lại kiến thức một cách nhẹ nhàng.

Còn khi vào phòng thi thì giữ tâm lí thoải mái. “Mình cho rằng chỉ cần mình cố hết sức, làm mọi thứ hết khả năng thì sẽ không phải hối tiếc, lại giữ được bình tĩnh khi thi”

 

                                                  Theo Báo Vietnamnet

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục