Giờ học của học sinh hệ 9, Trường Trung học KT-KT Hòa Bình

Giờ học của học sinh hệ 9, Trường Trung học KT-KT Hòa Bình

(HBĐT) - Hiếu học là truyền thống của dân tộc Việt Nam, xây dựng mô hình “gia đình hiếu học” góp phàn nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Cuộc vận động "gia đình hiếu học" được lồng ghép với với xây dựng gia đình văn hoá mới ở khu dân cư.

 

Để cuộc vận động thực sự đi vào cuộc sống cần nâng cao nhận thức từ mỗi gia đình, hướng tới xây dựng gia đình văn hoá, cộng đồng giàu mạnh, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Trong mỗi gia đình, truyền thống hiếu học là một yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp đến hành vi, lối sống và nhân cách của từng thành viên. Gia đình hiếu học là gia đình văn hoá được xã hội tôn vinh, là hạt nhân của phong trào khuyến học của địa phương. Nhiều gia đình nông dân, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng vẫn quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, tạo điều kiện cho con cháu học hành thành đạt.

 

Tháng nào cũng vậy, cứ “đến hẹn lại lên”, ông Thu, bà Mến ở Lạc Sơn lại tay sách nách mang nào quần áo, xoong nồi, củi, gạo cùng con dâu, con gái lên thành phố Hoà Bình trông cháu cho các con đi học lớp đại học tại chức tại trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình. Bà Mến chia sẻ: Cứ một tháng 10 ngày, ông đi bế cháu ngoại cho con gái đi học, còn bà thì đi theo con dâu bế cháu nội. Thương con, thương cháu, ông bà phải gắng sức vượt qua khó  khăn cùng các con “đi học”. Bà bảo, công việc ruộng đồng ở nhà bề bộn, ngày mùa phải thuê người làm, nhà cửa đóng lại để theo các con cùng “đi học”. Kinh tế khó khăn, ông bà phải chắt chiu nhặt nhạnh từng bó rau, nuôi lợn, chăn gà… mong sao đảm bảo cuộc sống gia đình để các con yên tâm học hành thành đạt. Ông Thu bộc bạch: Đời bố mẹ xưa kia nghèo khổ không được ăn học đến nơi đến chốn vất vả quanh năm với ruộng vườn họa năm được mùa mới đủ ăn, còn mất mùa thì rau cháo qua ngày. Nay thấy các con ham học, ông cũng thấy vui, mặc dù trong hành trình cùng các con đi tìm cái chữ còn nhiều vất vả nhưng cái được lớn nhất là tương lai của con cháu, nó còn quý hơn cả vàng bạc. “Bố mẹ nghèo không có tài sản gì quý giá để lại cho con cái thì vợ chồng tôi để lại cái chữ, sự thành đạt cho con cháu”- Ông Thu cười mãn nguyện trong niềm vui hạnh phúc.

 

Nhiều năm liền đạt danh hiệu gia đình văn hoá cùng danh hiệu gia đình hiếu học, gia đình anh Hà ở phường Chăm Mát (TPHB) luôn được bà con trong khu dân cư nêu danh, anh chia sẻ kinh nghiệm: Muốn con cái học hành chăm ngoan, trước hết bố mẹ phải gương mẫu, biết yêu thương, chia sẻ, giữ gìn hạnh phúc gia đình luôn ấm êm, hoà thuận. Thương con nhưng không nuông chiều con mà luôn rèn con theo khuôn phép. Anh chị đặc biệt quan tâm tới việc học hành của các con, động viên khuyến khích, giám sát các con học hành chu đáo. Hai đứa con năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến, xuất sắc. Ngoài thời gian học ở trường, anh chị còn tìm thầy, cô dạy giỏi cho con học thêm. Anh thường xuyên giáo dục các con phải biết yêu cái chữ bởi có học mới trở thành người có ích cho xã hội. Dù cuộc sống gia đình còn khó khăn nhưng anh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc học hành của các con bởi nhìn sự trưởng thành của các con, anh chị đã hạnh phúc lắm rồi. Ngoài việc chăm lo cho con cái học hành thành đạt, gia đình anh luôn gương mẫu tham gia ủng hộ quỹ khuyến học ở khu dân cư, sẵn sàng giúp đỡ những em học sinh nghèo hiếu học và các quỹ phúc lợi xã hội khác.        

 

  

                                                                                           Ngọc Anh

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục