Lời giải cho vấn đề tuyển sinh lớp 10 phải chăng là quay lại với kỳ thi tốt nghiệp THCS, hay mở rộng thi tuyển lớp 10. Trong một phát biểu gần đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ: “Tôi và nhiều người khác muốn khôi phục lại kỳ thi tốt nghiệp THCS, bởi chính vì có kỳ thi thì học sinh mới cố gắng. Nếu không thi thì chắc chắn chất lượng học sinh sẽ thấp hơn có thi”. Thực tế, kết quả học tập học kỳ 1 của học sinh lớp 10 ở các tỉnh, TP nhiều năm nay bị kêu ca là giảm sút rất nhiều.

Chất lượng giảm
 
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh, cho biết: “Ở Hà Nội, tuyển sinh vào lớp 10 thí sinh thi môn toán – văn, khi vào học rồi, các thầy cô đều nhận xét hai môn quan trọng tiếp theo cần phải học là lý – hóa các em coi như không được dạy gì, nói cách khác là kiến thức rất kém. Có em trúng tuyển với tận 55 điểm, đủ điểm để đỗ vào những trường hàng đầu của Hà Nội nhưng khi kiểm tra giữa kỳ sau một tháng vào học thì tổng điểm ba môn toán, văn, Anh văn chỉ được 5 điểm, không thể theo nổi các bạn”.
 
Theo PGS Cương, chính tâm lý thi gì học nấy, không thi không học đã khiến cho kiến thức học sinh bị hổng rất nhiều. Tại TPHCM, các quận, huyện xét tuyển lớp 10 cũng rơi vào tình trạng tương tự.
 
Bà Phan Thị Mỹ Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Khánh (huyện Cần Giờ), cho biết từ khi thực hiện hình thức xét tuyển, hầu như 100% học sinh tốt nghiệp THCS tại huyện Cần Giờ được tuyển thẳng vào lớp 10.
 
Nhưng cũng từ đây, chất lượng học sinh lớp 10 đã giảm hẳn so với trước đó. Số liệu cụ thể cho thấy năm học 2009-2010, tỉ lệ học sinh khá giỏi lớp 9 vào trường có đến 75,3% nhưng sau một thời gian kiểm tra thực tế thì tỉ lệ đó chỉ còn 19,4%.
 
 
Học sinh Trường THCS Chu Văn An (quận 11 - TPHCM) ôn bài trước kỳ thi tuyển vào lớp 10 năm 2010. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Ông Lâm Triều Nghi, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (quận Thủ Đức), kể: “Năm học 2009-2010, năm đầu tiên quận Thủ Đức thực hiện xét tuyển vào lớp 10, trường phải trả hồ sơ cho hàng chục học sinh lớp 10 mới học hết học kỳ 1 do không theo được chương trình”.
 
Ông Nghi cho rằng chất lượng giảm sút xuất phát từ tâm lý của học sinh cũng như giáo viên khi tuyển sinh lớp 10 không phải thi mà bằng hình thức xét tuyển, chỉ cần học đạt học lực trung bình các năm ở bậc THCS, học sinh đã chắc chắn một chân vào lớp 10 THPT. Điều này khiến cho nhiều học sinh không cố gắng trong học tập.
 
Đánh giá học sinh dễ dãi
 

Vấn đề cốt lõi của việc giảm sút chất lượng học sinh lớp 10 nhiều năm qua không đơn giản là do phương thức tuyển sinh thi tuyển hay xét tuyển mà có phần từ chính hạn chế nội tại của ngành giáo dục trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục

Với sự giảm sút chất lượng đầy bất ngờ như trên, bà Phan Thị Mỹ Linh nhận xét: “Chất lượng và việc đánh giá học sinh ở bậc THCS có vấn đề!”. Như vậy, chính các trường THCS và giáo viên cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng “ảo” của học sinh.
 
Ông Phan Văn Kèo, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hóc Môn - TPHCM, đánh giá việc cho điểm, đánh giá học sinh của giáo viên bậc THCS hiện rất dễ dãi, gây ra chất lượng “ảo” làm các trường THPT lãnh đủ.
 
Ông Phan Văn Kèo cũng như nhiều đại diện các trường, phòng GD-ĐT khác cho rằng muốn tiếp tục thực hiện xét tuyển, ngành giáo dục cần phải quan tâm đến chất lượng học sinh, đặc biệt là bậc THCS.
 
Chính ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cũng cho rằng bài toán chất lượng nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng không tốt đến phương thức xét tuyển.
 
Trước thực tế chất lượng học sinh giảm sút ở các quận, huyện xét tuyển lớp 10 trên, ông Huỳnh Công Minh yêu cầu các phòng GD-ĐT phải chỉ đạo dạy tốt, dạy thực chất.
 
Về phía Sở GD-ĐT, phải đánh giá chất lượng các trường THCS. Các trường THPT cũng phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm chăm sóc đến học sinh một cách tận tình đặc biệt là học sinh đầu cấp chứ không thể làm qua loa...
 
Như vậy, vấn đề cốt lõi của việc giảm sút chất lượng học sinh lớp 10 nhiều năm qua không đơn giản là do phương thức tuyển sinh thi tuyển hay xét tuyển mà có phần từ chính hạn chế nội tại của ngành giáo dục trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
 
Lời giải cho vấn đề tuyển sinh lớp 10 phải chăng là quay lại với kỳ thi tốt nghiệp THCS, hay mở rộng thi tuyển lớp 10 như nhiều ý kiến gần đây đã nêu?
 
Kỳ tới: Bài học phân luồng
 
                                                                                        Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục