Ngày 29/7, Bộ GD-ĐT tổng kết năm học 2009 - 2010, bàn phương hướng năm học 2010-2011 của giáo dục MN, phổ thông, thường xuyên và chuyên nghiệp. Tại buổi tổng kết, ngoài thành tựu đáng ghi nhận, Bộ GD-ĐT cũng đã thừa nhận chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu.

 
Vi phạm đạo đức giáo viên giảm!

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT năm học 2009-2010 đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. So với năm học trước, tình hình vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm (năm 2008 có 122 vụ vi phạm đạo đức nhà giáo, năm 2009 có 24 vụ và 6 tháng đầu năm 2010 chỉ còn 12 vụ), đó là nhờ cuộc vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.

Tỷ lệ học sinh bỏ học ở hầu hết các vùng đều giảm, chỉ còn là 75.691 học sinh (chiếm tỷ lệ 0,51%) giảm 0,05%.Tuy nhiên, một số vùng khó khăn tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm so với năm học trước nhưng vẫn còn cao là vùng Tây Bắc 0,94%, vùng Tây Nguyên 0,84%, vùng đồng bằng sông Cửu Long 0,83%, cá biệt có tỉnh không giảm.

Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, ngành giáo dục tiếp tục coi phong trào thi đua này là giải pháp đột phá và lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Hội Khuyến học có sáng kiến Mỗi gia đình hội viên nuôi một con heo khuyến học (hoặc các hình thức tương tự) phát triển mạnh ở TPHCM, Đồng Nai, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; xây dựng Quỹ học bổng khuyến học Vòng tay đồng đội đã nhận được tài trợ của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, trên cơ sở đó quỹ đã cấp nhiều suất học bổng cho con em gia đình thương binh, liệt sĩ.

Đặc biệt, kết quả công tác phổ cập GD THCS đến ngày 30/6/2010, 63/63 tỉnh, thành phố và tất cả các huyện trong toàn quốc (687 huyện) đều đạt chuẩn; tỷ lệ đơn vị cấp xã đạt chuẩn là 99,9%; tỷ lệ người trong độ tuổi 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS hệ phổ thông và hệ bổ túc THCS là 87,3%....

Kết quả thực hiện Đề án Kiên cố hóa tr­ường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, năm 2009, số phòng học hoàn thành đưa vào sử dụng là 22.078 phòng, đạt 66,0% kế hoạch. Số nhà công vụ giáo viên đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 6.664 nhà, đạt 70,3% kế hoạch.

Năm 2010, kế hoạch xây dựng phòng học là 27.888 phòng; Trong 4 tháng đầu, số phòng học đã triển khai xây dựng là 12.132 phòng, đạt 43,5% kế hoạch; số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 1.132 phòng, đạt 4,1% kế hoạch...

Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận năm học vừa qua vẫn còn nhiều việc chưa làm được như chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; ở các vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học sinh yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao, việc huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ đi học chuyên cần vẫn còn nhiều khó khăn; việc phân luồng học sinh THCS và giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả.

Đa số các địa phương còn thiếu giáo viên tiểu học để đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Các vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu, cơ cấu đội ngũ chưa đồng bộ; chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo; vẫn còn tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo. Công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập vẫn còn nhiều hạn chế; việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa linh hoạt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa việc khắc phục tình trạng dạy học theo cách "đọc chép" chưa được tích cực chỉ đạo ở nhiều nơi.

Nhiều trường học chưa đảm bảo vệ sinh, thiếu nước sạch; thư viện còn nghèo nàn, phòng học bộ môn còn hạn chế về số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng còn thấp.
 
Năm học 2010-2011 đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống trường chuyên.

Rà soát lại đội ngũ giáo viên

Năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT xác định chủ đề năm học 2010-2011 là Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo đó, sẽ tập trung thực hiện cuộc vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Khắc phục hiện tượng học sinh ngồi sai lớp. Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, các địa phương triển khai rà soát định mức biên chế giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường phổ thông, mầm non; tiếp tục rà soát và sắp xếp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Rà soát, kiến nghị, điều chỉnh chính sách hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục vùng dân tộc, vùng khó khăn.

Bộ sẽ có chính sách đặc thù và kế hoạch để phát triển giảng viên sư phạm và giáo viên các môn học còn thiếu giáo viên như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tiếng dân tộc, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Tin học. Xây dựng chương trình phát triển các trường sư phạm, các trường nghiên cứu và mở các mã ngành đào tạo mới: giáo viên tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp, giáo viên dạy các chương trình giáo dục người lớn; rà soát điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tăng cường nghiệp vụ sư phạm, năng lực giáo dục kỹ năng sống, giáo dục văn hóa, hạnh phúc gia đình...

Tán thành với với chủ đề năm học “tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” của Bộ GD-ĐT, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Chất lượng giáo dục, chúng ta đã đầu tư phần nền, đã đến lúc cần nâng tỷ lệ học sinh khá giỏi vì càng lên cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi càng giảm. Đây là vấn đề chúng ta cần suy nghĩ và trả lời.

Cũng nhấn mạnh đến việc làm thế nào để tiếp tục tạo động lực cho tiến trình phát triển giáo dục, Phó Thủ tướng cho rằng, cần chú ý đến vấn đề bồi dưỡng hiệu trưởng, hiệu phó; chuẩn hóa giáo viên từ chuẩn hóa về bằng cấp sang chuẩn hóa kỹ năng nghề nghiệp; các biện pháp công nhận giáo viên dạy giỏi và tôn vinh nhà giáo; tiếp tục phát hiện sáng kiến cơ sở về mô hình phụ huynh tham gia công tác quản lý nhà trường.

Theo Dân trí

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục