Đối với khoa học giáo dục hiện đại, mỗi quá trình dạy học luôn bao gồm 4 yếu tố cơ bản là mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá. Mọi cuộc thi hay kiểm tra lớn, nhỏ đều nhằm đánh giá kết quả giáo dục. Như vậy, bài thi của mỗi môn học là việc đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của môn học ấy sau khi đã vận dụng nội dung và phương pháp.

Khi mục tiêu là thuộc bài thì đề thi sẽ phải nhằm để đánh giá thí sinh đã thuộc bài chưa? “Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hiệp Quốc” là một kiểu đề như vậy. Không thể trách người ra đề đã bắt học sinh học thuộc lòng vì đề đã đáp ứng đúng mục tiêu. Cũng khó có thể trách giáo viên rằng tại sao cứ phải đọc, chép cho học sinh học thuộc lòng mà không để các em phát huy tư duy sáng tạo? Bởi vì chương trình nặng như thế, đề thi ra như thế thì phải dạy như thế. Thực tế đã diễn ra cái vòng luẩn quẩn “dạy thế nào thì thi thế ấy” và “thi thế nào thì dạy thế ấy”, khiến học sinh không thoát khỏi được vấn nạn học thuộc lòng.

 
Lối thoát duy nhất là đổi mới dạy học trên cả 4 yếu tố cơ bản đã nêu. Giáo viên cần được cung cấp chương trình học, trong đó chỉ rõ các mục tiêu cần đạt, phạm vi nội dung cần dạy, những định hướng về phương pháp và đánh giá nên áp dụng. Trên cơ sở đó, các thầy cô sẽ soạn giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng các bài tập thực hành, giảm bớt giảng bài, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Sách giáo khoa chỉ là công cụ dạy học, giáo viên không phải bám sát vào đó để tóm lược và đọc, chép cho học sinh học thuộc. Đề thi cũng không dựa trên các chương mục với các đoạn văn trong sách mà chiếu theo các mục tiêu và phạm vi nội dung của chương trình học.
 
Mục tiêu giáo dục thường có 3 lĩnh vực là nhận thức, kỹ năng và thái độ-tình cảm; mỗi lĩnh vực bao gồm nhiều trình độ khác nhau từ thấp lên cao. Riêng lĩnh vực nhận thức có 6 trình độ chính, gồm: Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá (không bao giờ có mục tiêu thuộc bài). Mỗi trình độ sẽ có một công cụ đánh giá (đề thi) tương thích. Để đánh giá trình độ biết hay hiểu của học sinh, chúng ta dùng hệ thống các câu trắc nghiệm (test). Để đánh giá trình độ phân tích, chúng ta có thể đưa ra một luận đề (essay).
 
  Để tránh tốn kém cho xã hội và áp lực với học sinh, các nhà quản lý giáo dục đang cố gắng xem có thể bỏ 1 trong 2 kỳ thi quốc gia hoặc nhập 2 kỳ thi vào 1 (còn gọi là 2 trong 1). Vấn đề này cần xem xét dựa trên mối quan hệ giữa đánh giá với mục tiêu.
 
Thi tốt nghiệp THPT thuộc loại hình đánh giá thành quả học tập của học sinh sau 12 năm học nên  phải được thực hiện nhất quán với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. Kỳ thi này cần được duy trì nhưng phải khắc phục những áp lực dẫn tới “bệnh thành tích”.
 
Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ thuộc loại hình đánh giá khởi sự để mở đầu một quá trình đào tạo nên không lệ thuộc mục tiêu giáo dục phổ thông mà cần đánh giá theo các tiêu chuẩn cần đạt để thí sinh có thể nhập học. Vì vậy về nguyên tắc, không thể có kỳ thi 2 trong 1, mặc dù có thể lấy kết quả học tập ở THPT (nếu đáng tin cậy) làm một tiêu chuẩn.
 
 Để giải quyết vấn đề, Bộ GD-ĐT nên bỏ kỳ thi quốc gia tuyển sinh ĐH-CĐ và trao quyền tuyển sinh cho các trường tự thực hiện dựa trên chỉ tiêu do bộ quy định, cùng với đó là quy chuẩn hóa để vận hành tốt hơn cơ chế liên thông từ trung cấp qua CĐ lên ĐH.
 
 

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục