Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Y Dược TPHCM năm 2010

Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Y Dược TPHCM năm 2010

Năm 2011, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ dự kiến tăng 7% so với năm 2010

 

Đại học Quốc gia Hà Nội: Dự kiến sẽ tuyển 5.500 chỉ tiêu (CT) ĐH hệ chính quy, tương đương năm 2010. Trong đó, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên dự kiến tuyển 1.310 CT; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: 1.400 CT; Trường ĐH Công nghệ: 560 CT; Trường ĐH Ngoại ngữ: 1.200 CT; Trường ĐH Kinh tế: 430 CT; Trường ĐH Giáo dục: 300 CT; Khoa Luật: 300 CT.

Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Y Dược TPHCM năm 2010. Ảnh: Tấn Thạnh
 
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội: CT tuyển sinh dự kiến là 4.000. Một số ngành sẽ xét tuyển điểm theo ngành, cụ thể ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn: 50 CT; thống kê kinh tế - xã hội: 50 CT; hệ thống thông tin kinh tế: 100 CT; luật: 100 CT; khoa học máy tính: 50 CT. Các ngành còn lại, điểm xét theo điểm sàn vào trường và theo từng khối thi.
 
 ĐH Y Hà Nội: Dự kiến 1.000 CT. Hệ đào tạo theo nhu cầu xã hội, dự kiến sẽ tăng lên đến 200-300 CT.
 
Trường ĐH Mỏ - Địa chất: Dự kiến bậc ĐH là 3.165 CT; bậc CĐ dự kiến tăng lên khoảng 10% với khoảng gần 500 CT.
 
Học viện Tài chính: Dự kiến năm 2011 tăng 6%-7% CT, sẽ tuyển khoảng 3.800 CT hệ chính quy.
 
Học viện Bưu chính - Viễn thông: Dự kiến hệ ĐH, CĐ là 2.650 CT. Cơ sở đào tạo phía Bắc, các ngành đào tạo ĐH: 1.350 CT, các ngành đào tạo CĐ: 500 CT. Cơ sở phía Nam, các ngành đào tạo ĐH: 650 CT, các ngành đào tạo CĐ: 150 CT. Học viện vẫn có 2 loại CT gồm CT được cấp ngân sách Nhà nước và CT đào tạo theo nhu cầu xã hội.
 
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Dự kiến khoảng 4.800 - 5.000 CT bậc ĐH và 800 CT bậc CĐ.
 
Trường ĐH Ngoại thương: Dự kiến tuyển 3.000 CT bậc ĐH chính quy; 300 CT theo nhu cầu xã hội; 300 CT bậc CĐ.
  
Trường ĐH Hà Nội: Dự kiến tuyển 1.800 CT ĐH chính quy, tăng 100 CT so với năm 2010.
 
Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội: Dự kiến năm 2011 tăng khoảng 5%, trong đó bậc ĐH khoảng 4.800 CT và hơn 4.500 CT các hệ khác.
  
Trường ĐH Thủy lợi: CT dự kiến như năm 2010 với 2.900. Các ngành đào tạo ĐH là 2.600, các ngành đào tạo CĐ là 300 CT.
 
Trường ĐH Thương mại: Dự kiến khoảng 3.950 CT.
 
Học viện Ngân hàng: Dự kiến CT năm 2011 không tăng so với năm trước, khoảng 2.300 CT hệ ĐH và 1.050 hệ CĐ.
 
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội: Dự kiến hệ ĐH 4.500 CT; hệ CĐ 4.500 CT, hệ TCCN 2.500 CT.
  
Trường ĐH Điện lực: CT dự kiến tăng 20%, ước khoảng 1.800 CT.
 
Trường ĐH Luật Hà Nội: Dự kiến CT tăng 7% so với 1.800 CT của năm 2010.
 
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Dự kiến tuyển 2.500 CT, tăng hơn năm trước. Tuyển 60 thí sinh hệ CĐ đào tạo nhân viên thiết bị trường học.
 
ĐH Xây dựng Hà Nội: Năm 2011, dự kiến tuyển sinh 2.800 CT, theo lãnh đạo nhà trường, sẽ tăng CT cho các ngành xã hội đang cần: xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh tế xây dựng, xây dựng cầu đường.
 
ĐH Đà Nẵng: Tuyển 11.150 CT, trong đó 9.050 bậc ĐH và 2.100 bậc CĐ. Cụ thể:
 
-  Trường ĐH Bách khoa: 3.260 CT gồm cơ khí chế tạo máy: 240, điện kỹ thuật: 300, điện tử viễn thông: 240, xây dựng dân dụng và công nghiệp: 240, xây dựng công trình thủy: 120, xây dựng cầu đường: 240, công nghệ nhiệt - điện lạnh: 60, cơ khí động lực: 150, công nghệ thông tin: 240, sư phạm (SP)kỹ thuật điện - điện tử: 60, cơ - điện tử: 120, công nghệ môi trường: 50, kiến trúc: 60, vật liệu và cấu kiện xây dựng: 60, tin học xây dựng: 60, kỹ thuật tàu thủy: 60, kỹ thuật năng lượng và môi trường: 60, quản lý tài nguyên môi trường: 50, quản lý công nghiệp: 60, công nghệ hóa thực phẩm: 100, công nghệ chế biến dầu và khí: 60, công nghệ vật liệu: 120, công nghệ sinh học: 60, kinh tế xây dựng và quản lý dự án: 120; các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế: 330, bao gồm: sản xuất tự động, tin học công nghiệp, hệ thống nhúng: mỗi ngành 50 CT, hệ thống số: 80, công nghệ thông tin Việt - Úc: 100 CT.
 
-  Trường ĐH Kinh tế: 2.250 CT gồm kế toán: 240, quản trị kinh doanh tổng quát: 200, quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ: 180, quản trị tài chính: 140, kinh doanh thương mại: 120, ngoại thương: 160, marketing: 120, kinh tế phát triển: 100; kinh tế lao động, kinh tế và quản lý công, kinh tế chính trị, thống kê - tin học: mỗi ngành 50 CT, ngân hàng: 200, tài chính doanh nghiệp: 160, tin học quản lý: 60, quản trị nguồn nhân lực: 120, kiểm toán: 120, luật học: 70, luật kinh tế: 60.
 
- Trường ĐH Ngoại ngữ: 1.430 CT gồm SP tiếng Anh: 100, SP tiếng Anh bậc tiểu học: 70; SP tiếng Pháp, SP tiếng Trung, cử nhân (CN) tiếng Nga, CN tiếng Pháp, CN tiếng Pháp du lịch, CN tiếng Trung thương mại, CN tiếng Thái Lan: mỗi ngành 35 CT, CN tiếng Anh: 435, CN tiếng Anh thương mại: 195, CN tiếng Trung: 80, CN tiếng Nhật: 100, CN tiếng Hàn Quốc: 70, CN quốc tế học: 135.
 
- Trường ĐH Sư phạm: 1.600 CT, gồm SP toán học, sp vật lý, tin, vật lý học, sp hóa học, sp hóa học chuyên ngành phân tích môi trường, hóa dược, khoa học môi trường chuyên ngành quản lý môi trường, sp sinh học, quản lý tài nguyên - môi trường: mỗi ngành 50 ct, toán ứng dụng: 100, công nghệ thông tin: 150; giáo dục chính trị, sp ngữ văn, sp lịch sử, sp địa lý, tâm lý học, Việt Nam học, văn hóa học, báo chí, ngôn ngữ học: mỗi ngành 50 CT, văn học: 150; giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non: mỗi ngành 100 CT.
 
- Phân hiệu tại Kon Tum: 510 CT. Hệ ĐH các ngành: kỹ sư xây dựng cầu đường, kinh tế xây dựng và quản lý dự án, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng: mỗi ngành 60 CT. Hệ CĐ các ngành: xây dựng dân dụng, kế toán, quản trị kinh doanh: mỗi ngành  70 CT.
 
- Trường CĐ Công nghệ: 1.500 CT gồm công nghệ kỹ thuật (cnkt) điện: 180; cnkt cơ khí chế tạo, cnkt ô tô, công nghệ thông tin, cnkt điện tử - viễn thông, CNKT công trình xây dựng, CNKT công trình giao thông: mỗi ngành 120 CT; CNKT nhiệt - điện lạnh, CNKT hóa học, CNKT công trình thủy, CNKT thực phẩm: mỗi ngành 60 CT; CNKT môi trường, CNKT cơ - điện tử: mỗi ngành 100 CT; xây dựng hạ tầng đô thị, kiến trúc công trình: mỗi ngành 80 CT.
 
- Trường CĐ Công nghệ Thông tin: 600 CT gồm công nghệ thông tin: 150, công nghệ phần mềm: 80, công nghệ mạng và truyền thông: 120, kế toán - tin học: 250.
 
 ĐH Hà Tĩnh: Dự kiến tổng CT vào trường là 2.360, trong đó hệ ĐH 900, hệ CĐ 760, còn lại hệ trung cấp. Trường dự kiến mở thêm 3 ngành học mới là tài chính ngân hàng, marketing, Việt Nam học.
  
ĐH Cần Thơ: Dự kiến tuyển 6.500 CT chính quy bậc ĐH, trong đó 500 CT đào tạo tại tỉnh Hậu Giang.
 
ĐH An Giang: Dự kiến tuyển 2.690 CT bậc ĐH, 690 CT hệ CĐ và 690 CT hệ TCCN.
 
ĐH Đồng Tháp: Tuyển sinh trong cả nước, dự kiến 3.000 CT hệ ĐH, 1.200 CT hệ CĐ và 600 CT hệ TCCN.
 
Trường ĐH Kinh tế TPHCM: Dự kiến tuyển 4.500 CT, tăng 200 CT so với năm 2010.
 
Trường ĐH Luật TPHCM: Dự kiến tuyển 1.870 CT, trong đó có 1.670 CT ngành luật và 200 CT ngành quản trị - luật.
 
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM): Dự kiến tuyển 2.750 CT hệ ĐH, có thể tuyển thêm khối B cho ngành khoa học vật liệu.
 
Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM: Dự kiến tuyển 2.650 CT, trong đó 2.250 CT hệ ĐH và 400 CT hệ CĐ.
 
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Dự kiến tuyển 3.850 CT hệ ĐH và 300 CT hệ CĐ.
 
Trường ĐH Sư phạm TPHCM: Năm 2011, dự kiến tuyển 1.600 CT. Phân hiệu tại Kon Tum dự kiến tuyển 510 CT.
   
Trường ĐH Bách khoa TPHCM: Tuyển sinh năm 2011, trường dự kiến tuyển 3.260 CT khối A.

Giám sát chặt chẽ chỉ tiêu các trường mới thành lập

 
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết từ năm 2011, bộ khuyến khích các trường ĐH, đặc biệt là các trường ĐH top đầu giảm dần quy mô đào tạo hệ vừa học vừa làm; giảm dần CT đào tạo trình độ dưới ĐH, tăng cường các điều kiện mở rộng đào tạo sau ĐH và nâng cao chất lượng đào tạo chính quy. Trong năm học 2010-2011, bộ cũng sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ CT tuyển sinh đối với những trường thành lập trước năm 2010 nhưng chưa xây dựng được cơ sở riêng tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập.
 
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết bộ sẽ xây dựng cơ chế tuyển sinh đặc thù thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu của xã hội ở các khu công nghiệp tập trung, các vùng miền khó khăn.

 

                                                                                        Theo NLD

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục