Những cải tiến tuyển sinh của ĐH Quốc gia TPHCM giúp các trường chủ động trong xét tuyển.

Những cải tiến tuyển sinh của ĐH Quốc gia TPHCM giúp các trường chủ động trong xét tuyển.

Từ mùa tuyển sinh 2011, Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến thực hiện cải tiến mang tính đột phá nhằm kéo người học vào những ngành khoa học cơ bản. Trong đó, phương án đầu tiên là xét tuyển thẳng học sinh phổ thông năng khiếu và đề xuất thực hiện nhiều ưu đãi cho thí sinh vào học những ngành này.

 

Trải thảm đỏ vào ngành khoa học cơ bản

Nhìn lại kết quả tuyển sinh của ĐH Quốc gia TPHCM từ năm 2006 đến 2010, có thể chia thành 3 nhóm ngành: nhóm ngành có điểm chuẩn cao, không xét tuyển NV2; nhóm ngành có điểm chuẩn vừa phải có xét NV2 và nhóm ngành có điểm chuẩn thấp và thường không tuyển đủ chỉ tiêu. Trong đó, đáng lưu ý nhất là những ngành khoa học cơ bản rất khó thu hút người học.

Để thu hút thí sinh giỏi vào những ngành khoa học cơ bản, Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia đã đưa ra nhiều phương án đột phá kể từ mùa tuyển sinh năm 2011. Đầu tiên là dự kiến thí điểm xét tuyển thẳng học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia) vào học một số ngành khoa học cơ bản, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin quản lý…

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, phương án xét tuyển thẳng học sinh phổ thông năng khiếu mang đến nhiều thuận lợi cho học sinh. Các trường ĐH sẽ giải quyết được một phần chỉ tiêu trong việc lựa chọn thí sinh giỏi vào học những ngành mà thí sinh đã lựa chọn, nhất là những ngành khoa học cơ bản. Tuy nhiên, khi thực hiện phương án này phải tính toán đến quyền lợi của những thí sinh đang theo học tại hệ thống các trường chuyên khác trên cả nước chứ không thể lấy hết học sinh phổ thông năng khiếu của ĐH Quốc gia.

Ngoài phương án trên, trong đề án thực hiện cải tiến tuyển sinh sắp tới, ĐH Quốc gia còn đề xuất nhiều giải pháp, trong đó mạnh dạn đề xuất nhiều chế độ ưu tiên, học bổng cho sinh viên theo học những ngành khoa học cơ bản.

Bàn về phương án này, TS Nguyễn Kim Quang, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho rằng: Nhà trường hoàn toàn ủng hộ phương án này. Tuy nhiên, không hiểu sao phương án này đã được bàn thảo nhiều lần nhưng vẫn chưa được thực hiện. Nếu có quyết tâm và sự thống nhất giữa Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia, cơ sở tuyển sinh và Trường Phổ thông Năng khiếu, việc thực hiện xét tuyển sẽ làm được và mang đến nhiều quyền lợi cho thí sinh.

Thực tế những kỳ tuyển sinh qua, tỷ lệ học sinh các trường chuyên, phổ thông năng khiếu đậu vào ĐH Quốc gia là rất cao. Do đó, việc tính toán dành một phần chỉ tiêu để tuyển thẳng đối với học sinh giỏi tại trường chuyên là hoàn toàn hợp lý. Vấn đề ở chỗ các trường phải ngồi lại xây dựng và đưa ra phương án thật cụ thể, chắc chắn sẽ có không ít sinh viên giỏi theo học các ngành khoa học cơ bản.

Phương án mới

Liên thông trong xét tuyển, liên thông giữa những ngành trùng nhau ở các trường thành viên là vấn đề được Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia muốn thực hiện trong kỳ tuyển sinh 2011. TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết: Các trường thành viên ĐH Quốc gia dự kiến sẽ thực hiện xét tuyển nguyện vọng (NV) 1B trong năm 2011. Nếu thí sinh dự thi ngành A nhưng không trúng tuyển sẽ được quyền chuyển kết quả này sang một ngành B (với điều kiện ngành B chưa đủ chỉ tiêu cho NV1) nếu cùng khối thi và phải đạt từ mức điểm sàn của ngành B.

Tuy nhiên, khi thực hiện NV1B, các trường cũng sẽ thực việc cấp giấy chứng nhận kết quả để thí sinh tham gia xét tuyển NV2 (nếu thí sinh có nhu cầu). Trong quy chế tuyển sinh không có quy định về xét tuyển NV1B nhưng tôi nghĩ trong kỳ tuyển sinh năm nay, nhiều khả năng Bộ GD-ĐT sẽ cho phép thực hiện rộng rãi cách làm này.

Thực tế cho thấy, trong kỳ tuyển sinh năm 2010, Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã tiên phong thực hiện phương án này và kết quả đã tuyển được 526 thí sinh trúng tuyển NV1B. Cách làm này không chỉ đáp ứng được nguyện vọng của thí sinh mà giúp trường linh động hơn trong xét tuyển. Như vậy, liên thông trong hệ thống đã giúp gia tăng tỷ lệ thực tuyển đối với những ngành khó tuyển và đảm bảo chỉ tiêu đào tạo cho các trường.

Một điểm mới mà Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia sẽ cải tiến là thực hiện liên thông lấy mức điểm sàn chung cho những ngành trùng nhau. Ví dụ như nhóm ngành công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, kinh tế… dự kiến lấy chung một mức điểm chuẩn. Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, chủ trương này sẽ được thực hiện nếu các trường thống nhất về quan điểm còn cách thực hiện chỉ là điều chỉnh về mặt kỹ thuật mà thôi.

Như vậy, cách làm trên của ĐH Quốc gia là hướng mở để thực hiện chủ trương giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH nhằm tìm giải pháp đổi mới tuyển sinh theo hướng thí sinh có nhiều cơ hội xét tuyển, thí sinh giỏi vẫn được xét tuyển trước và các trường được chủ động trong xét tuyển.

Giữ ổn định các hệ đào tạo khác

Năm 2011, ĐH Quốc gia TPHCM không tăng chỉ tiêu tuyển mới của chương trình kỹ sư tài năng ở các trường do kinh phí được cấp giảm so với năm 2010 (414 chỉ tiêu). Từ năm 2011, chương trình kỹ sư chất lượng cao, chương trình tiên tiến có đối tượng xét tuyển là sinh viên đã trúng tuyển và có điểm thi bằng với điểm chuẩn của từng ngành tương ứng và đạt trình độ tiếng Anh theo quy định. Tổng chỉ tiêu đào tạo vừa làm vừa học, văn bằng 2, hoàn chỉnh đại học không tăng và tính theo thực tuyển. Trong đó, đào tạo văn bằng 2 và hoàn chỉnh đại học sẽ phân định rõ loại hình chính quy và vừa học vừa làm. Đối với hệ đào tạo từ xa qua mạng (đào tạo trực tuyến), chỉ tiêu sẽ được xác định trên khả năng thực tuyển và khả năng của từng đơn vị.

 

                                                                                     Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục