Học kỳ 1 vừa kết thúc cũng là lúc bắt đầu chặng đường ôn thi tốt nghiệp THPT của học sinh (HS) lớp 12.

Theo phân phối chương trình thì đến giữa tháng 5.2011, HS lớp 12 mới kết thúc năm học. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu trường nào qua tháng 4 mới xong chương trình thì đã là muộn, vì thông thường các trường đều “đẩy nhanh tiến độ” để đến cuối tháng 3 là hoàn tất nội dung kiến thức.

 Ôn trước các môn cố định

Vào thời điểm này, các trường THPT tại TP.HCM đã bắt đầu kế hoạch ôn thi tốt nghiệp. Ông Nguyễn Hoàng Việt - Hiệu trưởng trường THPT Phú Nhuận cho biết: “Nhà trường tận dụng 2 tuần đầu tiên của năm học vào tháng 8 và sắp xếp lịch học các môn Thể dục, Tin học, Quốc phòng vào buổi chiều để tận dụng thời gian buổi sáng bố trí thời khóa biểu các môn văn hóa”. Tuy nhiên, Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng Việt cho hay: “Lịch ôn tập cho HS  không dày đặc mà sẽ tạo điều kiện để các em có thời gian tự học. Vì nếu bắt buộc học ở trường cả ngày sẽ  không hiệu quả”.

Học sinh trường tư mà để đến thời điểm này mới ôn thi thì không mong lấy lại được kiến thức
Bà Dương Thị Tam
Phó hiệu trưởng trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký

Ông Phạm Văn Tiến - Hiệu trưởng trường THPT Tân Phong, thông tin: “Có kết quả kiểm tra học kỳ 1 là nhà trường tổ chức rà soát trình độ ngay để lập danh sách những HS còn hổng kiến thức. Trước tiên, nhà trường tổ chức phụ đạo 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ với thời lượng 3 buổi/tuần”.

Tránh tình trạng “vắt chân lên cổ chạy”, trường THPT Tạ Quang Bửu cũng đang thống kê kết quả điểm thi của hơn 500 HS lớp 12 để thực hiện phụ đạo cho HS yếu kém. Ông Nguyễn Minh Sơn - Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng: “Thời điểm này phải ôn tập trước 3 môn cố định là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Cuối tháng 3, Bộ GD-ĐT công bố 3 môn thi tiếp theo thì HS sẽ bước vào chặng nước rút. Chứ nếu chần chừ e rằng không kịp bổ sung kiến thức cho các em”.

Giờ đã là muộn

Với các trường ngoài công lập thì kế hoạch ôn thi tốt nghiệp cho HS đã thực hiện ngay từ đầu năm học. Lãnh đạo một trường THPT tư thục thừa nhận: “Mặt bằng học lực của HS thấp, điểm tuyển sinh đầu vào hạn chế, nhiều em ý thức học tập kém nên nhà trường phải nỗ lực rất nhiều”. Thế nên hầu hết lãnh đạo các trường đều khẳng định: “Giờ mới bắt đầu thì không ổn”.

Ở trường PT dân lập Thanh Bình, ban giám hiệu lên kế hoạch ôn thi từ cuối năm lớp 11, xác định chính xác học lực của HS để tách nhóm phụ đạo vào đầu năm lớp 12. Định kỳ mỗi tháng, HS sẽ có một bài kiểm tra để từ đó giáo viên bộ môn cùng giáo viên quản nhiệm có kế hoạch ôn tập cụ thể. Riêng HS khá giỏi được học các lớp ôn thi ĐH từ tháng 9 với thời lượng từ 2 - 4 tiết/tuần. Ông Lê Văn Linh - Hiệu trưởng nhà trường, thông tin thêm: “Với những HS nội trú, mỗi tối các em phải ôn bài, đặc biệt là các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ đến 21 giờ 30. Còn với HS bán trú, nếu gia đình nào không có điều kiện kèm cặp thì các em có thể vào trường học. Chứ nhà trường không chờ đến thời điểm công bố các môn thi tốt nghiệp để chạy nước rút vì như vậy sẽ gây áp lực, làm mất tinh thần của các em”.

Các trường dân lập có quyền chủ động sắp xếp thời gian học tập cho HS nên trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký đã thực hiện vừa học vừa ôn tập, củng cố kiến thức ngay từ đầu tháng 7, khi HS bước vào năm học mới. Bà Dương Thị Tam - Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Nhà trường chú trọng 5 môn học Toán, Văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, tăng gấp đôi số lượng tiết học/tuần theo quy định của Bộ GD-ĐT. Có như vậy thì giáo viên và HS mới có đủ thời gian truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Chứ HS trường tư mà để đến thời điểm này mới ôn thi thì không mong lấy lại được kiến thức”.

                                                                   Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục