Kết thúc đợt 1 kỳ thi ĐH-CĐ năm nay đã có những sự cố khiến phụ huynh và thí sinh không khỏi lo lắng. GS-TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về những điều cần phải làm trước khi bắt đầu đợt 2.

Thưa ông, trong đợt 1 vừa qua, đã xảy ra những sự cố chủ yếu do lỗi của cán bộ coi thi (CBCT) nhưng lại ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh (TS). Ông đánh giá như thế nào về tình trạng này?

 

GS-TSKH Bùi Văn Ga 

Sự cố vừa xảy ra ở trường Sĩ quan kỹ thuật thông tin cho thấy CBCT là những người mới coi thi lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên đã xử lý không đúng quy định và gây ra những hậu quả đáng tiếc. Với những tình huống đó, nếu CBCT có kinh nghiệm, nắm vững quy chế hoặc có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo kịp thời, thì việc xử lý rất đơn giản, vừa đúng quy định, vừa bảo đảm quyền lợi của TS. Vì vậy, trong đợt thi sắp tới, Bộ yêu cầu các trường tập huấn kỹ cho CBCT trong việc xử lý những tình huống bất thường. Đồng thời, các hội đồng tuyển sinh phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo. Ngoài việc báo cáo nhanh từng buổi thi theo quy định, còn phải báo cáo những tình huống phát sinh, những sự cố bất thường, để kịp thời chỉ đạo xử lý.

Thực tế có rất nhiều trường không đủ đội ngũ CBCT và phải thuê bên ngoài. Có không ít CBCT đã không nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, thậm chí họ còn không đi tập huấn. Như vậy, Bộ có giám sát và chấn chỉnh không?

Đợt 1 của kỳ thi có số lượng TS rất đông nên các trường phải sử dụng đội ngũ CBCT là cán bộ hoặc sinh viên năm cuối chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác coi thi. Theo tôi, khi thiếu CBCT thì các trường nên sử dụng đội ngũ sinh viên của trường vì họ còn ràng buộc với nhà trường và ý thức trách nhiệm cao. Trong trường hợp không đủ thì mới phải sử dụng đội ngũ CBCT khác. Đối với các CBCT này, các trường cần phải tăng cường tính trách nhiệm của họ, đặc biệt phải tổ chức tập huấn kỹ các quy định của quy chế tuyển sinh, sau đó là tổ chức kiểm tra, sát hạch, nếu CBCT nào không đạt yêu cầu, cần loại khỏi danh sách CBCT. Đặc biệt, ở trong mỗi phòng thi, dứt khoát phải có 1 CBCT là cán bộ của trường.

Để xảy ra việc nhầm mã đề thi trắc nghiệm ở môn hóa vừa qua, nguyên nhân do đâu và ai sẽ phải chịu trách nhiệm, thưa ông?

Công tác in sao đề thi được thực hiện theo một quy trình rất chặt chẽ, đặc biệt là công tác bảo mật, phải bảo đảm tuyệt đối an toàn và độ chính xác trong suốt quá trình in sao. Sự cố một số đề thi của mã đề 318 môn hóa bị nhầm một trang với mã đề khác ở một số phòng thi của hội đồng thi trường ĐH Giao thông vận tải và Học viện Hành chính quốc gia vừa qua là do lỗi kỹ thuật của cơ sở in sao đề thi. Sự cố này đã được phát hiện và xử lý kịp thời, bảo đảm quyền lợi của TS. Bộ GD-ĐT cũng đã lưu ý các cơ sở in sao phải rà soát và kiểm tra kỹ, tránh trường hợp tương tự có thể xảy ra trong đợt thi sắp tới.

 

Thí sinh dự thi ĐH đợt 1 làm thủ tục vào phòng thi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch 

Trong trường hợp đề thi có sai sót thì Bộ chỉ đạo xử lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi của TS?

Quy chế đã có quy định, nếu phát hiện sai sót trong đề thi, CBCT phải báo cáo ngay với hội đồng tuyển sinh trường và nơi này báo cáo ngay với ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT để có phương án xử lý thích hợp. Chẳng hạn như: Chỉ đạo việc sửa chữa sai sót, thông báo cho TS biết và kéo dài thích đáng thời gian làm bài cho TS; Không sửa chữa, TS tiếp tục làm bài nhưng phải xử lý khi chấm thi (có thể điều chỉnh đáp án và thang điểm cho thích hợp); Tổ chức thi lại môn đó vào ngay sau buổi thi…

Ông có lời khuyên nào cho TS tham gia thi ĐH đợt 2?

TS thường vi phạm các lỗi như nhìn bài, trao đổi bài với bạn. Với các lỗi này, chỉ phạm lỗi một lần TS đã bị khiển trách. TS bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó. Vì vậy, các em cần thận trọng, không được trao đổi hay nói chuyện trong phòng thi. Nếu có gì thắc mắc thì phải đứng lên hỏi giám thị để được giải đáp.

Đặc biệt các em không được mang tài liệu, điện thoại di động, các thiết bị thu phát sóng… vào phòng thi vì dù chưa sử dụng cũng bị đình chỉ thi.

 

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục