Câu chuyện đổi mới kỳ thi đại học do tác giả Đoàn Lê Giang đặt ra trên số báo ngày 6-7 tiếp tục nhận được sự quan tâm, thảo luận của bạn đọc. Ngoài việc đồng ý chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia, nhiều bạn đọc cho rằng kỳ thi hiện tại vẫn hiệu quả.

 

Đánh giá đúng kỹ năng học tập

Tôi đồng ý hai kỳ thi là quá thừa thãi. Cần một kỳ thi chung, chuẩn hóa để đánh giá công bằng năng lực học tập của học sinh. Thi đại học hiện nay thật là phí phạm khi không kiểm tra được năng lực học tập của học sinh mà kiểm tra mức độ siêu máy móc và trình độ học thuộc lòng của các em. Hãy xem kỳ thi SAT của Mỹ, đó là một kỳ thi đại học nhưng không hề kiểm tra các môn học chuyên sâu như ta mà dùng các môn toán, đọc và viết để tạo cơ hội cho học sinh thể hiện kỹ năng suy luận và tiếp cận thông tin.

Thử hỏi liệu có học sinh nào có kỹ năng đọc nhanh, viết một bài luận hợp lý và chặt chẽ không? Theo tôi thì không. Tôi chưa từng được ai dạy cách đọc nhanh, đọc một cách chủ động. Viết luận ngắn thì có được dạy đấy nhưng chỉ qua loa. Có thể cho rằng như vậy sẽ không thể hiện được niềm đam mê của học sinh với từng môn học. Không, ở Mỹ có kỳ thi SAT II để kiểm tra từng môn nhưng “không bắt buộc”.

Tôi không đề cao nước Mỹ mà hạ thấp nước mình, tôi chỉ lấy làm ví dụ vì sao họ không kiểm tra các kỹ năng làm bài như ta. Tóm lại, tôi nghĩ cần cắt bớt một kỳ thi và chỉnh lại nội dung thi sao cho kiểm tra đúng kỹ năng học tập đại học của thí sinh. Như vậy sẽ giảm nhẹ hơn, bớt căng thẳng hơn và đánh giá đúng thí sinh đó có thể học tốt ở đại học hay không.

HOANG LONG

Sàng lọc kỹ hơn ở đại học

Tôi cho rằng kỳ thi đại học vẫn phải giữ mới đánh giá được chất lượng của học sinh vào trường đại học. Thứ hai, sinh viên vào trường cần phải đào tạo sâu về tiếng Anh ngay năm đầu tiên, sau đó có một kỳ thi sàng lọc sinh viên ở giai đoạn này. Năm thứ 2 ngoài học các môn học đại cương cũng vẫn đẩy mạnh tiếng Anh và có một kỳ thi tiếng Anh nữa để sàng lọc. Sinh viên đạt yêu cầu, nhất là tiếng Anh, được học tiếp năm 3. Từ đó dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Khi đó tôi đảm bảo sinh viên ra trường là những người có trình độ, đủ khả năng bắt kịp và hội nhập với trình độ của các nước phát triển.

PHẠM VĂN LAM

Thi cử ở châu Âu khá nhẹ nhàng

Tôi hiện sống ở CHLB Đức, là giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh tại trường phổ thông. Tôi nhận thấy việc giáo dục và học tập ở đây rất đáng để ngành giáo dục tại Việt Nam tham khảo.

Những ngày thi tốt nghiệp được tổ chức ngay tại các trường phổ thông mà học sinh học tập rất nhẹ nhàng. Các phòng thi đơn giản được ngăn lại bằng một dải giấy mỏng manh “Tại đây đang thi tốt nghiệp, đề nghị giữ trật tự”. Tất cả hoạt động của trường vẫn diễn ra bình thường, các lớp dưới vẫn học đều đặn và vui chơi tại phòng bên cạnh... Với kết quả thi tốt nghiệp, học sinh sẽ đi học đại học ngành phù hợp hoặc học nghề theo ước vọng...

NGÔ THỊ NHẬT THIÊM

Hoàn tất năm học là cấp bằng

Tôi cho rằng có thể áp dụng như học sinh lớp 9, khi học sinh hoàn tất năm học, nhà trường cần cấp cho các em bằng tốt nghiệp hay giấy chứng nhận hoàn thành xong chương trình phổ thông. Tiếp đó sẽ tổ chức 1-2 kỳ thi, nội dung mỗi đợt gồm sáu môn như thi tốt nghiệp. Công tác tổ chức giống thi đại học, phải nghiêm túc và đảm bảo tính công bằng. Căn cứ vào điểm đạt được, học sinh nộp đơn vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.

                                                                                  Theo TuoiTre

Thật xót xa cho con

Con tôi năm nay thi vào Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM. Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp, cháu đã cố gắng đều sáu môn thi và đạt kết quả tổng điểm 48, trong đó môn toán đạt điểm 10. Thật lòng tôi rất hi vọng cháu sẽ đậu kỳ thi đại học này. Nhưng sau năm giờ ngồi ngoài nắng trước cổng trường thi chờ con, trong lòng ngổn ngang trăm mối, khi bước ra khỏi phòng thi gương mặt cháu gần như vô hồn. Nhìn con, tôi vô cùng đau xót khi cháu báo kết quả làm bài không như mong muốn.

Suốt buổi trưa đó, tôi bần thần nhưng vẫn phải cố gắng làm ra vẻ bình tĩnh để động viên con cho buổi chiều thi môn lý. Thương và xót xa cho con, bản thân tôi cũng mất ăn mất ngủ suốt thời gian qua và có thể sẽ tiếp diễn từ nay cho đến ngày có kết quả trong tháng 8. Có những lúc trong khi làm việc tôi cũng mất tập trung vì mãi suy nghĩ cho kết quả thi và tương lai của con.

Đau xót nhất khi nghe con hỏi: “Nếu con không đạt, ba đừng buồn nha vì con đã cố gắng hết khả năng của con rồi. Ba có cách gì cứu con để được tiếp tục đi học không ba?...”.

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục