Phổ biến nội quy thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM. Ảnh: MINH QUYÊN

Phổ biến nội quy thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM. Ảnh: MINH QUYÊN

Tổ ra đề vật lý của Bộ GD-ĐT khẳng định lời dẫn trong câu trắc nghiệm là đầy đủ, không thiếu giả thiết, bám sát sách giáo khoa và không làm thí sinh hiểu lầm.

Trên đây khẳng định trong văn bản của tổ ra đề thi môn vật lý của Bộ GD-ĐT sau khi có thông tin câu 53 mã đề 817 của đề thi môn vật lý trong đợt 1 tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua chưa chính xác (Báo Người Lao Động ngày 6-7 đã thông tin). Văn bản này cũng khẳng định lời dẫn trong câu trắc nghiệm là đầy đủ, không thiếu giả thiết, bám sát sách giáo khoa (SGK), không làm cho thí sinh hiểu lầm. Trong 4 phương án lựa chọn chỉ có một đáp án đúng (phương án C), không cần phải đính chính hay thay đổi đáp án câu này.

Xét trường hợp đặc biệt là sai

Văn bản trả lời cho rằng lời dẫn đã nhắc lại câu: “Con lắc vật lý là một vật rắn quay quanh được một trục nằm ngang cố định” (nguyên văn dòng 8 và 9 từ dưới lên, trang 38 của SGK Vật lý 12 nâng cao - 2008). Cũng ở cuốn sách đã dẫn, đề bài của bài tập số 5 (trang 40) nhắc lại nội dung tương tự mà không cần có ý “trục quay quanh nằm ngang không đi qua trọng tâm” nên nêu thêm ý này là thừa. Hơn nữa, trong câu 53 đã nói dưới tác dụng của trọng lực, con lắc dao động… Đây là một câu hỏi thuộc mức độ thông hiểu về con lắc vật lý bất kỳ dao động nhỏ.

Thí sinh hiểu công thức (công thức 7.13 trang 39 SGK Vật lý 12 nâng cao - 2008) thì sẽ làm được bài. Nội dung câu hỏi đề cập con lắc vật lý là một vật rắn (tức là nói đến trường hợp tổng quát chứ không xét riêng một trường hợp đặc biệt nào). Nếu thí sinh xét trường hợp đặc biệt để chọn phương án khác với phương án C thì sai vì về mặt logic, thí sinh đã từ một trường hợp riêng khái quát hóa thành trường hợp tổng quát.

Không nên dẫn sách năm 2008

Ý kiến trả lời chính thức từ tổ ra đề vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của các giáo viên vật lý. Một giáo viên vật lý tại Hà Nội cho rằng không nên dựa vào một bài tập cụ thể để chữa sai cho một khái niệm và Bộ GD-ĐT cũng cần xem lại việc trích dẫn SGK năm 2008 để biện minh cho đề thi năm 2011. Bởi SGK Vật lý nâng cao 12 năm 2010 đã khẳng định “con lắc vật lý là một vật rắn quay quanh được một trục nằm ngang cố định không đi qua trọng tâm của vật”. Bộ GD-ĐT đã quy định đề thi phải bám sát chương trình SGK hiện hành thì cần phải sử dụng kiến thức trong SGK hiện hành.

Ông Phạm Khương Anh, giảng viên Học viện Khoa học Quân sự, cũng cho rằng nói đề thi hoàn toàn chưa chính xác là đúng. Vì nếu trục nằm ngang đi qua trọng tâm thì con lắc không thể dao động được hoặc sẽ chuyển động tròn đều. Việc này nếu bắt bẻ về câu chữ thì đề thi chưa chính xác, tuy nhiên, nếu nói sai về bản chất thì không sai; Bộ GD-ĐT nên xem lại việc quản lý SGK vì mỗi sách viết một kiểu. Về lý mà nói, học trò chỉ học theo sách chứ không biết sách nào chính xác hơn nên khi đi thi dễ bị thiệt thòi.

PGS- TS Hà Huy Bằng, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), cũng cho biết trong SGK cơ bản không đề cập điều kiện biên. Sách vật lý nâng cao chưa tái bản cũng định nghĩa con lắc vật lý là một vật rắn quay được quanh một trục nằm ngang cố định. Tuy nhiên, trong cuốn sách tái bản lần 1 lại ghi điều kiện “không đi qua trọng tâm của vật” mà đề thi không có. Như vậy, nếu thí sinh học theo sách này sẽ thấy đề thi thiếu điều kiện biên. Nếu đề không đề cập điều kiện biên thì kết quả đương nhiên sẽ có trường hợp đặc biệt xảy ra. Những thí sinh học giỏi sẽ phát hiện ngay ra kết quả đặc biệt khi có điều kiện biên.
 
 
                                                                           Theo Báo NLĐ 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục