Các trường ĐH ngoài công lập có nhiều chính sách ưu đãi nhưng vẫn khó tuyển được sinh viên. Ảnh: Nhật Nam

Các trường ĐH ngoài công lập có nhiều chính sách ưu đãi nhưng vẫn khó tuyển được sinh viên. Ảnh: Nhật Nam

Để tuyển đủ chỉ tiêu, kỳ tuyển sinh năm nay, nhiều trường công lập đã linh hoạt hơn với các hình thức xét tuyển. Đối trọng lại, các trường ngoài công lập lại càng nhiệt tình đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn thí sinh vốn chẳng dồi dào.

 

Điểm chuẩn khối C bằng "sàn +1"

Năm nay, mặc dù mặt bằng điểm thi môn lịch sử thấp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn có nhiều thí sinh có điểm thi khối C cao, thậm chí lập kỷ lục điểm chuẩn 22,5 ở các ngành quan hệ quốc tế, quan hệ công chúng. Tuy nhiên, cũng ở khối C, có nhiều ngành chỉ lấy điểm chuẩn là 15, tức là cao hơn mức sàn 1 điểm. Những ngành phải trông chờ vào NV2 là lịch sử Đảng, quản lý văn hóa tư tưởng, chính sách công...
 

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, điểm chuẩn khối C cũng khá ảm đạm theo đà của các ngành ít sức hút. Nhiều ngành có mức điểm chuẩn là 15 như Việt Nam học, tâm lý giáo dục, giáo dục công dân, giáo dục đặc biệt, quản lý giáo dục, sư phạm triết học... Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 còn có mặt bằng điểm chuẩn thấp hơn với nhiều ngành, lấy đúng bằng điểm sàn như sư phạm hóa học, sư phạm sinh học, SP kỹ thuật công nghiệp, toán học, vật lý học, văn học, lịch sử, ngôn ngữ Trung Quốc.

Để bảo đảm được chất lượng đầu vào, nhiều trường đã chủ trương thêm nguồn thí sinh từ NV2 thay vì hạ điểm chuẩn. Trường ĐH Điện lực có điểm vào trường và điểm chuẩn nhiều ngành chỉ ở mức 15,5 điểm, song trường đặt ra điểm xét tuyển nguyện vọng 2 khá cao, có ngành chênh tới 2,5 điểm. Bên cạnh đó, trường tạo điều kiện cho các thí sinh có điểm trên 15,5 nếu không đỗ ngành đăng ký có thể chuyển sang một số ngành nhất định còn chỉ tiêu. Trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội) với điểm vào trường 16 cho khối A, cho phép thí sinh khối A được đăng ký vào các ngành còn chỉ tiêu. Với ngành xét tuyển NV2, nhà trường chỉ yêu cầu mức điểm bằng điểm chuẩn NV1.

Khó khăn nhất vẫn là các trường ĐH ở các địa phương, điểm chuẩn NV1 cũng như điểm xét tuyển NV2 của các trường này chỉ ở mức điểm sàn theo quy định. Trường ĐH Hải Phòng có 26/30 ngành đào tạo ĐH lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn mà vẫn chưa đủ chỉ tiêu. Trường phải tuyển thêm hơn 1.000 chỉ tiêu NV2 cho riêng hệ ĐH và cũng xét tuyển từ điểm sàn.

Dốc sức chiêu mộ thí sinh

Các trường công lập rộng cửa thu hút thí sinh bao nhiêu thì nguồn tuyển của các trường ngoài công lập lại càng teo tóp bấy nhiêu, dù chỉ xét tuyển bằng mức điểm sàn.

Năm nay, Hiệu trưởng Lê Công Huynh, Trường ĐH Thành Tây cho biết lượng SV mà trường ông tuyển được đã giảm từ 700 SV xuống còn 400 SV trong 3 năm trở lại đây. Kết thúc mùa tuyển sinh năm nay, trường chưa chắc tuyển nổi 200 thí sinh.

Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐHDL Hải Phòng thì bức xúc: Các trường công lập ngoài hàng nghìn chỉ tiêu đã định, còn nắm "chiêu bài" đào tạo theo nhu cầu xã hội, thông báo đào tạo chất lượng cao để tuyển thêm thí sinh trong cả nước với mức điểm chỉ bằng sàn. Vậy thì các trường ngoài công lập làm thế nào để chống chọi? Đại diện Trường ĐH Lương Thế Vinh cũng lo ngại: Riêng trên địa bàn thành phố Nam Định đã có tới 3 trường ĐH công lập, các trường này đều xét tuyển ở mức điểm sàn. Do vậy nguồn tuyển cho Trường Lương Thế Vinh gần như không còn. Để có thể tồn tại, nhà trường dự kiến đề nghị Bộ GD-ĐT cho chuyển chỉ tiêu sang hệ liên thông, vừa học, vừa làm.

Nhằm thu hút đầu vào chất lượng cao, nhiều trường ngoài công lập đã không ngần ngại đưa ra nhiều ưu đãi cho thí sinh. Trường ĐH Đại Nam có học bổng đặc biệt dành cho các SV đạt từ 25 điểm trở lên. Các em được hỗ trợ toàn bộ học phí trong cả 4 năm học tại trường. Sau mỗi học kỳ đạt kết quả loại giỏi, SV còn được cấp thêm 2.000 USD/học kỳ. Số tiền này sẽ được tích lũy trong 8 học kỳ để hỗ trợ SV học cao học ở nước ngoài. Trong những thí sinh đạt từ 20-25 điểm, các em dẫn đầu được trường trao học bổng 10 triệu đồng, những thí sinh còn lại được 5 triệu đồng cho năm học đầu tiên. Trường ĐH Lương Thế Vinh còn công bố: Các trường THPT, các phòng giáo dục khuyến khích được thí sinh vào học tại trường sẽ được tặng 250.000 đồng/thí sinh. Còn các thí sinh từ 15,5 điểm trở lên cũng được tặng tiền từ 550.000 đồng đến 1 triệu đồng tùy mức điểm.

Năm nay cũng là năm đầu tiên Trường ĐH Tân Tạo thông báo có 500 suất học bổng toàn phần cho tất cả tân SV. Nhà trường còn cho biết SV sẽ không phải hoàn trả học phí nếu sau một năm học không muốn theo học nữa. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu đãi rất thiết thực này, điều cần thiết hơn cả là các trường công lập và ngoài công lập phải nỗ lực hơn nhiều, từ đó khẳng định được chất lượng đào tạo của mình để thu hút thí sinh.

 

                                                         Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục