Mặc dù Bộ GD-ĐT có nhiều chủ trương, tiêu chí nhằm siết chặt, cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh ở những trường ĐH, CĐ chưa đủ điều kiện, song thực tế không phải như vậy.

Vẫn tăng dù vượt chuẩn

Năm 2007, Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường được tự xác định chỉ tiêu (CT) tuyển sinh dựa trên các tiêu chí do Bộ ban hành, nhưng rút cuộc, CT của nhiều trường vẫn không dựa trên các quy định này.

Tại các quyết định về việc xác định CT tuyển sinh năm 2007, Bộ GD-ĐT quy định: tỷ lệ sinh viên (SV)/giảng viên (GV) đối với các trường kỹ thuật - công nghệ không được vượt quá 20 SV/GV, trường kinh tế - kỹ thuật, đa ngành, sư phạm không quá 22 SV/GV… Thế nhưng vào thời điểm này, có rất nhiều trường dù vượt quy định nhưng vẫn được tăng CT. Trong số này phải kể đến Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, năm 2006 chỉ có 3.400 CT, năm 2007 tăng 4.700, năm 2008 tăng tiếp lên 6.300 và năm 2009 là 6.600, nâng tỷ lệ SV/GV của trường này lên 29,8/1. Một số trường khác cũng tăng CT rất nhanh, đưa tỷ lệ SV/GV vượt mức cho phép như: Trường CĐ Kinh tế công nghiệp Hà Nội năm 2006 chỉ có 300 CT nhưng năm 2009 tăng lên 1.900, tỷ lệ SV/GV tới 33,7/1; Trường CĐ Công nghiệp Sao Đỏ (nay là ĐH Công nghiệp Sao Đỏ) tăng từ 700, lên 2.600 nâng tỷ lệ SV/GV là 24,4/1; Trường CĐ Công nghiệp Việt Hung tăng từ 400 lên 1.800, tỷ lệ SV/GV là 23,9/1…

Bộ đưa ra các quy trình với đầy đủ các bước, xét trên giấy thì ổn cả, nhưng thực ra chỉ là hình thức thôi

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh
Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập

Năm 2010, Bộ GD-ĐT tiếp tục ra quy định khắt khe hơn về việc xác định CT tuyển sinh như: Những cơ sở đào tạo có số SV/GV cao hơn mức quy định thì CT năm 2010 sẽ giảm so với năm 2009; Các cơ sở đào tạo có diện tích sàn xây dựng trên 1 SV thấp hơn 2m2 thì CT chính quy sẽ không được tăng, đồng thời các CT còn lại sẽ giảm so với năm trước. Thế nhưng trên thực tế, quy định này vẫn không được thực hiện nghiêm túc. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đến năm 2009 đã vượt mức cho phép về tỷ lệ SV/GV nhưng năm 2010 vẫn tiếp tục tăng lên 7.900 CT, năm 2011 là 8.650 CT. Con số này cao hơn 2 lần số CT của năm 2006, năm  trước khi có quy định về xác định CT tuyển sinh!

Chủ yếu xin - cho

Cơ sở mà Bộ GD-ĐT làm căn cứ xác định CT cho các trường là báo cáo “3 công khai”. Trong khi đó, báo cáo này lại do trường thực hiện, không có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, thường xuyên của các đơn vị chức năng. Ngay trong hội nghị sơ kết một năm rưỡi thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về việc đổi mới giáo dục ĐH diễn ra ngày 29.10, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng nhận định “3 công khai” vẫn còn hạn chế. Vì thế, việc  Bộ cấp CT cho các trường trên thực tế chỉ dựa vào văn bản “xin” của trường, chứ không hề có khâu kiểm tra, đánh giá và thẩm định. Lãnh đạo một trường ĐH tại TP.HCM cho biết: “Quy trình này khá đơn giản, nhưng đôi khi nhiêu khê vì chỉ là cơ chế “xin - cho” giữa Bộ và các trường”.

Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT, cho biết: “Mặc dù, theo quy định trường được tự xác định CT tuyển sinh dựa trên các tiêu chí của Bộ nhưng hầu như các tiêu chí này không được xem xét”. Đánh giá về thực trạng này, GS Trần Phương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, bức xúc: “Các chuyên viên của Bộ GD-ĐT tính toán CT tuyển sinh để giao cho các trường thì chỉ biết mỗi năm tăng giảm bao nhiêu phần trăm, không cần biết đến quan hệ cân đối giữa số lượng SV và cơ sở vật chất kỹ thuật của từng trường. Đó là cơ chế quan liêu đã tồn tại cách đây nửa thế kỷ và cần phải xóa bỏ”.

Nhận định về vấn đề này, tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh - Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập, cho rằng: “Bộ đưa ra các quy trình với đầy đủ các bước, xét trên giấy thì ổn cả, nhưng thực ra chỉ là hình thức thôi. Bởi vì, Bộ không thể kiểm tra thực tế hết được. Nói như lãnh đạo một trường ĐH ngoài công lập thì trong hơn 400 trường, Bộ chỉ kiểm tra được 4 trường, thì chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa!”.

Theo dự luật Giáo dục ĐH vừa được công bố, các trường ĐH sẽ được trao quyền tự chủ cho trường trong việc xác định CT tuyển sinh dựa trên các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, với thực tế như đã đề cập, nếu muốn thực hiện triệt để chủ trương này, các tiêu chí của Bộ GD-ĐT cần được rà soát và điều chỉnh để có tính khả thi. Đồng thời, cơ chế kiểm tra giám sát cần được tăng cường thông qua việc kiểm định chất lượng giáo dục. Một chuyên gia cảnh báo: “Nếu việc kiểm định chất lượng giáo dục không được thực hiện một cách độc lập, công khai, minh bạch thì tới đây, khi được quyền tự chủ, sẽ lại xuất hiện tình trạng xin - cho quyền tự chủ” .

 

                                                                   Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục