Đại học FPT tiếp tục chương trình “Ưu đãi tín dụng năm 2012”.

Hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập” đã được Bộ Tài chính, Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Dự án hỗ trợ phân tích chính sách tài chính tổ chức sáng nay, 29-11, tại Hà Nội. Nhiều trường đại học trong cả nước đã tham gia và trình bày những bức xúc về vấn đề học phí đại học công lập.

 

Giáo sư Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương, Giáo sư Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính đều “phàn nàn” về những khó khăn của việc được tự chủ tài chính, gây khó khăn cho hoạt động của các trường đại học công lập.

Sinh viên đóng học phí năm 2011-2012 tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: T.S.

“Tự chủ tài chính trên thực tế không thực hiện được do chưa đồng bộ với các tự chủ khác như trong quản lý, tuyển cán bộ, hợp tác quốc tế... Cụ thể, tuyển nhân sự thì phải qua Bộ chủ quản trong khi cơ sở giáo dục mới là nơi nắm được về trình độ chuyên môn. Trong giáo dục hiện nay có phát sinh các khoản chi nhưng không có trong danh mục thu”, Giáo sư Châu nói. Vì vậy, hầu hết các trường “đòi” được tự chủ một cách đầy đủ hơn, nhất là tự quyết trong tuyển sinh, thu học phí. “Mức thu, chi đã quá lạc hậu nên dù trao quyền tự chủ đến mấy thì cũng không thực hiện được,” Giáo sư Ngô Thế Chi nhấn mạnh.

Tại hội thảo, đại diện Bộ Tài chính đồng tình để tháo gỡ bài toán tài chính ở các trường, trước hết phải tính đúng, tính đủ vào học phí. Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng,  học phí là nguồn thu quan trọng, nguồn lực tài chính chủ yếu để duy trì hoạt động của trường. Nhưng ở nước ta, học phí mới chỉ đáp ứng được một phần chi phí cần thiết để cung cấp dịch vụ đào tạo đại học. Do đó, chưa tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh, cơ chế tài chính đối với đại học công lập vẫn còn nhiều bất cập, phải đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực. Do đó, Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến để có cơ chế đổi mới tài chính đại học công lập, phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Dự kiến, trong tháng 12-2011, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ nội dung đổi mới tài chính cơ sở giáo dục công lập.

* Ngày 29-11, Trường Đại học FPT ra thông báo cho biết, ngày 8-4-2012, Trường Đại học FPT sẽ tổ chức kỳ thi sơ tuyển cho 7 chuyên ngành đào tạo thuộc 2 khối ngành Công nghệ Thông tin - Điện tử - Viễn thông và Quản trị Kinh doanh – Tài chính Ngân hàng tại ba khu vực là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.. Từ nay đến 15-12-2011 thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký dự thi để nhận được nhiều hỗ trợ từ đại học FPT theo chương trình “Cơ hội dành cho Người tiên phong”.

Đặc biệt, năm nay, sinh viên tham gia chương trình “Ưu đãi tín dụng năm 2012” của đại học FPT sẽ được vay tiền học phí theo dạng tín chấp (không cần thế chấp tài sản), trả nợ sau khi tốt nghiệp ra trường, với mức lãi suất đặc biệt ưu đãi, chỉ bằng lãi suất huy động tiết kiệm tại các ngân hàng.

Mức hỗ trợ tài chính lớn này được trích từ ngân sách của Trường Đại học FPT nhằm hỗ trợ những thí sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, năm 2012, trường Đại học FPT tiếp tục triển khai quỹ học bổng toàn phần mang tên cố Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Văn Đạo cũng như dành nhiều suất học bổng toàn phần và bán phần cho các thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh của trường, hay các thí sinh đã đạt thành tích trong các kỳ thi Olympic quốc gia và quốc tế.

 

                                                                              Theo Báo SGGP

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục