Đại diện các trường đại học được giao tự chủ tài chính cho rằng quyền tự chủ hiện nay chỉ nửa vời, thu không đủ bù chi


Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong giờ thực hành. Ảnh: Bùi Tuấn
Trường Đại học (ĐH) Ngoại thương Hà Nội là một trong số những trường ĐH được giao tự chủ tài chính từ năm 2008 nhưng lãnh đạo trường tỏ ý không mặn mà với việc tự chủ này.

“Bó chân, bó tay”!

GS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho rằng tự chủ đồng nghĩa với việc trường bị cắt giảm kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước; trường cũng không được hưởng quyền lợi, quy chế gì hơn so với các trường ĐH công lập khác ngoài việc được xây dựng một số định mức chi cao hơn quy định của Nhà nước (như chi lương đến 2,5 lần lương cơ bản). Tuy nhiên, vì không được hưởng quyền lợi và cơ chế gì nên cũng không thể phát triển thêm nguồn thu để tăng lương. Suốt mấy năm qua, trường phải tự lo liệu chi phí thường xuyên và lương, thưởng cho hơn 500 giảng viên. Trong khi các khoản chi tăng rất nhiều cho cơ sở vật chất, lương, thưởng giảng viên thì trường lại không được giao tự chủ trong các nguồn thu của mình.

Theo GS Châu, đó là thách thức lớn, nhất là trong điều kiện khung học phí chưa tăng nhưng mọi chi phí đào tạo đều tăng.

Cũng liên quan đến việc thu chi, GS Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, cho rằng định mức thu chi đã tồn tại mấy chục năm nên không thể thực hiện tự chủ theo định mức mới. Ví dụ, có nhiều khoản mới phát sinh như lệ phí học lại của sinh viên, nếu các trường không thu thì không được nhưng nếu đưa ra kiểm toán thì không được chấp nhận.

Bằng các chương trình liên kết, chương trình chất lượng cao, hằng năm, số thu của Trường ĐH Ngoại thương lên đến trên 100 tỉ đồng nhưng trường không được tự chủ chi từ nguồn thu này. “Vừa rồi, chúng tôi có đề xuất mua sắm trang thiết bị cho phòng vi tính để sinh viên thực hành nhưng Kho bạc Nhà nước không duyệt chi vì đang có chính sách cắt giảm đầu tư công”- GS Châu cho biết.

“Xé rào” vì học phí thấp

TS Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính, thừa nhận việc duy trì mức học phí thấp chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cơ sở giáo dục ĐH “xé rào”, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định dẫn tới tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong sử dụng nguồn thu.

GS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho rằng nếu được tự chủ, trường sẽ “sống thoải mái”. Tuy nhiên, vấn đề là tự chủ thế nào? Tự chủ tài chính sẽ dẫn đến tự chủ trong đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học. Hiện các trường mới được tự chủ thu học phí, liệu các thứ khác có được thu hay không?

Phải đo, đếm cụ thể

GS Hoàng Văn Châu đề xuất: Nếu Nhà nước không cấp chi phí thường xuyên trở lại cho trường thì phải giao cho trường cơ chế tự chủ. Cụ thể,  được quyết định chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh, quyết định mức học phí cũng như các khoản thu khác theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học. Điều này cũng có nghĩa học phí phải bảo đảm bù đắp chi phí tiền lương và có tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất cho trường.

Tuy nhiên, việc tự chủ phải đi liền với giám sát. GS Phùng Xuân Nhạ, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng tự chủ và giám sát luôn đi liền với nhau và điều này rất quan trọng, nếu không thì việc tự chủ sẽ không đạt kết quả.

Lãnh đạo nhiều trường cho rằng tăng học phí để tăng chất lượng đào tạo nhưng theo GS Nhạ, khi trường tuyên bố chất lượng thế nào thì sinh viên ra trường phải bảo đảm được các yêu cầu đó; phải đo, đếm cụ thể được thì việc tăng học phí gắn với chất lượng đào tạo mới thực sự là chủ trương đúng.
 
                                                                         Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục