Trong kỳ thi học sinh giỏi năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi.

Đó là một trong những điểm mới của đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 mà Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, phạm vi nội dung kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm 2012 theo Chương trình giáo dục THPT hiện hành và Chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT ban hành.

Về hình thức thi và đề thi, trong các kỳ thi HSG từ năm 2012, cùng với việc thực hiện hình thức thi viết và thi lập trình trên máy vi tính, Bộ GD-ĐT sẽ từng bước triển khai thực hiện hình thức thi nói đối với các môn Ngoại ngữ và hình thức thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Bước đầu, trong kỳ thi HSG năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi.

Lịch tổ chức thi, ngày 11/1/2012, các Hội đồng coi thi tổ chức buổi thi viết cho các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và buổi thi lập trình trên máy vi tính cho môn Tin học.

Ngày 12/1/2012, các Hội đồng coi thi tổ chức buổi thi viết cho các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; buổi thi lập trình trên máy vi tính cho môn Tin học và buổi thi nói cho các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.

Thời gian bắt đầu làm bài của mỗi buổi thi: 8 giờ 00. Thời gian làm bài của buổi thi nói: Mỗi thí sinh thực hiện phần thi của mình trong 15 phút (không kể thời gian bắt thăm đề), gồm 10 phút chuẩn bị câu trả lời và 5 phút trình bày câu trả lời (kể cả thời gian đọc đề thi để ghi âm).

Năm nay, Bộ cũng lưu ý, người được cử đi coi thi môn Tin học và các môn Ngoại ngữ phải là giáo viên đang giảng dạy chính môn đó ở cấp THPT; ngoài ra, giáo viên được cử đi coi thi các môn Ngoại ngữ phải là người biết sử dụng thành thạo thiết bị nghe đĩa CD và máy vi tính.

 

                                                                      Theo Dantri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục