Giờ thực hành của học sinh lớp điện xí nghiệp của trường CĐ Nghề Hòa Bình.

Giờ thực hành của học sinh lớp điện xí nghiệp của trường CĐ Nghề Hòa Bình.

(HBĐT) - Tính đến nay, các cơ sở dạy nghề công lập trên dịa bàn tỉnh tuyển sinh được 2.500 chỉ tiêu, đạt 19,4 % kế hoạch năm và bằng 63,77% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, sơ cấp nghề 2.276 chỉ tiêu, trung cấp nghề 290 chỉ tiêu, cao đẳng nghề 35 chỉ tiêu. Ông Trần Đình Vui, Trưởng phòng quản lý Dạy nghề Sở LĐ – TB&XH tỉnh nhận định: sẽ khó đạt được chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề năm 2012.

 

Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 cơ sở dạy nghề công lập, trong đó 3 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề tại các huyện. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, các trung tâm dạy nghề tuyến huyện chưa tổ chức tuyển sinh dạy nghề. Ngoài trung tâm dạy nghề huyện Lương Sơn mở được 3 lớp đào tạo nghề cho 116 chỉ tiêu bằng nguồn kinh phí của địa phương, còn lại các trung tâm dạy nghề  ở các huyện đều chưa mở được lớp nào. Bước vào tháng 8, nhiều trung tâm mới đang bắt đầu tuyển sinh học nghề. Trong đó, chủ yếu là chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Anh Bùi Thanh Hải – Giám đốc TT Dạy nghề huyện Đà Bắc cho biết: Trung tâm đang thông báo tuyển sinh 3 lớp đào tạo nghề cho hơn 100 chỉ tiêu với các nghề như chẻ tăm mành, chổi chít, nuôi lợn, đan rọ tôm. Đây là các nghề đã được khảo sát, thực hiện theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ với nhiều ưu đãi như được miễn học phí, được hỗ trợ phi sinh hoạt, đi lại. Tuy nhiên, với đặc thù là mở lớp ngay tại cơ sở, việc tuyển sinh và đưa vào học luôn là rất khó. Tương tự, trung tâm dạy nghề huyện Mai Châu cũng mới tuyển sinh được 4 lớp bao gồm các nghề: may, dệt thổ cẩm…theo chương trình đào tạo nghề cho nông thôn. Ông Trần Đình Vui cho biết: các trung tâm đào tạo nghề tuyến huyện hiện nay đa số chỉ đào theo theo đề án 1956 của chính phủ còn việc liên kết tuyển sinh đào tạo ít. Nguyên nhân là do kinh phí hạn hẹp, mặt khác cũng khó tuyển sinh.

 

Các trung tâm đào tạo nghề tuyển sinh muộn, tại các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh tình trạng khó tuyển sinh cũng đang diễn ra phổ biến. Năm 2012, trường CĐ Nghề Hòa Bình thông báo tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu, trong đó trung cấp nghề 500 chỉ tiêu, sơ cấp nghề là 700 chỉ tiêu, cao đẳng nghề 300 chỉ tiêu bao gồm các ngành học như: hàn, điện tử dân dụng, công nghệ ô tô, CNTT với hình thức xét tuyển. Nhà trường cũng đã đưa ra nhiều quyền lợi cho các em học sinh theo học như: được học chuyển tiếp lên ĐH, CĐ theo nhu cầu, học sinh thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo được miễn giảm học phí, được vay vốn ngân hàng để trang trải việc học tập, được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi ra trường. Tuy nhiên, hiện nay đã là tháng 8 nhưng thực tế, nhà trường vẫn chưa tuyển sinh đủ số chỉ tiêu đề ra.  Một số ngành học của nhà trường dự kiến tuyển sinh nhưng cũng không thể thực hiện được

 

Ông Trần Đình Vui, Trưởng phòng Quản lý dạy nghề Sở LĐ – TB&XH cho biết thêm: đào tạo nghề thấp là do kinh phí đào tạo nghề năm nay duyệt chậm hơn mọi năm. Tính đến hết tháng 7, Bộ LĐ – TBXH mới cấp kinh phí học nghề cho các tỉnh, từ đó mới phân bổ chỉ tiêu và kinh phí đến các huyện. Mặt khác, với 4,4 tỷ đồng được cấp thì kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn quá hạn hẹp. Điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không tuyển dụng lao động nên tình trạng học viên sau khi ra trường không tìm được việc làm khá phổ biến. Chính vì vậy, áp lực về bằng cấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tuyển sinh đầu vào năm nay.

 

Đào tạo nghề là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm xóa đói - giảm nghèo một cách bền vững. Trước mắt, ngành LĐ - TB&XH tỉnh đã nhanh chóng triển khai kinh phí đào tạo cho trung tâm dạy nghề. Tập huấn thống nhất lại cách thức tuyển sinh, mở lớp và cấp kinh phí cho các học viên. Đồng thời, tiến hành thanh tra diện rộng nhằm đánh giá chất lượng toàn bộ công tác đào tạo nghề.

                                                                              

                                                                      P.L

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục