Hàng loạt vấn đề còn băn khoăn từ hội thảo về quản lý dạy thêm, học thêm của Sở GD-ĐT Hà Nội diễn ra hôm qua.

 

Lo ngại biến tướng từ các nhóm giữ trẻ

Quy định về quản lý dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT có nêu rõ tuyệt đối không dạy thêm đối với học sinh (HS) bậc tiểu học (trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống). Bộ cũng lý giải bỏ việc cho phép “trông giữ trẻ” để tránh tình trạng biến tướng của dạy thêm, học thêm.

 Những lớp học thêm cho HS tiểu học học 2 buổi/ngày vẫn xuất hiện tràn lan
Những lớp học thêm cho HS tiểu học học 2 buổi/ngày vẫn xuất hiện tràn lan - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Tuy nhiên, dự thảo quy định quản lý dạy thêm, học thêm áp dụng cho TP.Hà Nội mà Sở GD-ĐT TP vừa công bố lại cho phép các trường nhận quản lý HS tiểu học ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình và những trường hợp khác, mỗi nhóm trông giữ không quá 25 HS. Ngoài ra, còn hướng dẫn thời gian các đơn vị cơ sở thực hiện dạy thêm, học thêm đối với HS tiểu học không quá 2 tiết/buổi học, 2 buổi/tuần…

 

Phải có chế tài đủ mạnh, thật rõ ràng cụ thể thì mới xử lý vi phạm được

Lê Hồng Vũ
Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tây Hồ, Hà Nội

Vấn đề này gây nên những luồng ý kiến khác nhau. Ông Nguyễn Trí Dũng, Phó trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, lo ngại nếu quy định cho phép thành lập nhóm trông giữ trẻ sẽ dễ nảy sinh các vấn đề khó quản lý trong quá trình thực hiện. Chỉ nên quy định rõ là cho phép tổ chức các câu lạc bộ (CLB) dạy các môn năng khiếu, bồi dưỡng nghệ thuật, thể thao, rèn luyện kỹ năng sống để tránh tình trạng dạy thêm, học thêm.

“Tiểu học nên tuyệt đối cấm dạy thêm, nhất là khi Hà Nội đã có gần 80% HS ở cấp này được học 2 buổi/ngày”, ông Dũng nói. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng phòng GD-ĐT H.Gia Lâm, cho hay rất “tâm huyết” với việc cho phép thành lập các nhóm trông giữ trẻ vì nhu cầu của phụ huynh rất lớn, nhiều phụ huynh còn năn nỉ cho gửi con vào thứ bảy. Tuy nhiên, ông Quý cũng cho rằng phải nêu rõ là chỉ dạy kỹ năng sống và các môn nghệ thuật.

Còn bà Nguyễn Thị Hường, chuyên viên Phòng GD-ĐT H.Từ Liêm, thì băn khoăn: “Nếu cho phép tổ chức CLB năng khiếu, nhà trường huy động cả giáo viên (GV) không chuyên trách, GV dạy toán, tiếng Việt dạy năng khiếu có được không và có đúng tinh thần của CLB này không? Bên cạnh đó, những chương trình tiếng Anh tự chọn do Sở GD-ĐT đưa về, HS học phải đóng tiền liệu có coi đây là CLB không hay coi là dạy thêm?”.

Cần có quy định về trình độ giáo viên

Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tây Hồ, cho rằng bức xúc lớn nhất của người dân là việc ép buộc HS học thêm bằng cách này, cách khác. “Do vậy, phải có quy định cụ thể hơn về chất lượng giảng dạy của GV, ít nhất đạt trình độ chuyên môn từ loại khá trở lên mới được cấp phép dạy thêm”, ông Vũ đề xuất.

Bà Dương Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Hoàn Kiếm, cho rằng: “Nên áp dụng luật Viên chức mới có hiệu lực năm 2011, trong đó có biện pháp “hạn chế hoạt động nghề nghiệp” đối với những viên chức có vi phạm quy định. Trong nghề giáo, quy định này áp dụng rất phù hợp, thậm chí có thể không cho GV dạy môn học đó nếu dạy không đạt yêu cầu”.

Cấp phép nhưng không giám sát được

Có một thực tế làm đau đầu những người quản lý là không thể giám sát được việc dạy thêm, học thêm dù có cấp phép. Bà Dương Thị Thanh Huyền nêu thực tế: “Nhiều năm nay mặc dù đã kiểm tra, cấp phép nhưng sau đó thì không có lực lượng lẫn kinh phí để tiến hành kiểm tra, giám sát xem những nơi dạy thêm đó có đạt tiêu chuẩn chất lượng như cam kết ban đầu không. Do vậy, chúng tôi rơi vào tình cảnh: cấp phép cũng chết mà không cũng chết”. Trước thực tế này, ông Lê Hồng Vũ đề nghị: “Phải có chế tài đủ mạnh, thật rõ ràng cụ thể thì mới xử lý vi phạm được”.

Về việc quản lý thu - chi, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần phải có quy định khung để tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” như hiện nay. Có những trường thu của phụ huynh cao nhưng chi cho nhiều “mục” quá nên bản thân GV trực tiếp đứng lớp lại được nhận một khoản thù lao rất nhỏ. Bà Dương Thị Thanh Huyền lo ngại nếu quy định chung chung như hiện nay là “thu đủ bù chi” thì rất khó kiểm soát.

Ông Nguyễn Trí Dũng cũng cho rằng sở dĩ vừa qua có nhiều khiếu kiện của GV từ các trường là do quản lý không tốt, “ăn chia” không minh bạch. Vì vậy, ông Dũng đề xuất: “Nên tính toán công lao động của GV và đưa ra một mức trần tối đa học phí là bao nhiêu, trong đó quy định rõ tỷ lệ chi cho quản lý, cơ sở vật chất, GV, phục vụ… Nếu không lại rơi vào tình trạng loạn thu”.

Trước những ý kiến để việc quản lý dạy thêm, học thêm hiệu quả, ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: “Sở sẽ cố gắng nghiên cứu thêm để đưa ra được một quy định rõ hơn về trình độ GV cũng như tỷ lệ chi trong khoản thu tiền học thêm của các nhà trường. Đồng thời, cũng đưa ra nguyên tắc về dạy thêm như: GV ở các trường công lập chỉ có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường nhưng tuyệt đối không được đứng ra tổ chức dạy thêm - học thêm. Để được cấp phép dạy thêm, phải công bố được dự toán thu chi rõ ràng để cơ quan chức năng thẩm tra”.

 

                                                                 Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục