Người lao động sau khi được đào tạo đã có công việc ổn định tại cơ sở sản xuất Minh Thắng - Kỳ Sơn.

Người lao động sau khi được đào tạo đã có công việc ổn định tại cơ sở sản xuất Minh Thắng - Kỳ Sơn.

(HBĐT) - Trong 3 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Kỳ Sơn đã có gần 1.000 lao động tham gia vào các lớp học nghề, ngành nghề như: nuôi gà thả vườn, cá nước ngọt, làm chổi chít, nghề hàn, trong đó, nghề chổi chít, hàn điện có nhiều học viên tham gia học, tìm được việc làm với thu nhập ổn định. Ông Đinh Hải Nam, Phó phòng LĐ-TB&XH cho biết: Nghề chổi chít đang tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn, phù hợp với chị em phụ nữ, có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi làm tại nhà.

 

Năm 2011, xã Hợp Thịnh có 100% học viên tham gia lớp đào tạo nghề, được nhận vào làm tại cơ sở chổi chít xuất khẩu xã Dân Hạ và có thu nhập ổn định. Năm 2012, tổng số lao động qua đào tạo nghề 273 học viên, số lao động sau khi học xong được giải quyết việc làm tại địa phương và doanh nghiệp chiếm từ 75 - 85%, trong đó, các lớp chổi chít chiếm 90%. Bên cạnh nghề làm chổi chít, hàn điện là nghề đang được phát triển ở Kỳ Sơn. Năm 2011 có 36 học viên học lớp hàn điện được các doanh nghiệp trên địa bàn nhận vào làm việc, số lao động còn lại được tuyển vào quản lý điện của xã. Các ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề về kỹ thuật đang cùng lúc được quan tâm, đầu tư phát triển. Nhờ đó, đã đáp ứng nhu cầu lao động trong huyện, đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng sang nông - lâm nghiệp.

 

Cùng với việc đa dạng các ngành nghề đào tạo cũng chú trọng đến nguồn vốn đầu tư cho công tác đào tạo nghề. Phòng LĐ-TB&XH huyện đã vận động thành công, ký kết với nhiều doanh nghiệp tăng cường số lượng lao động qua đào tạo nghề. Điển hình là Công ty TNHH Minh Thắng (doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chổi chít), Trung tâm giới thiệu việc làm Sở LĐ-TB&XH, Công ty TNHH Mai Bình (chuyên sản xuất hàng mây tre đan, tăm hương), Trạm KH-KL huyện, Trung tâm dạy nghề Bộ CHQS…

 

Bên cạnh những thuận lợi, các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn huyện có những khó khăn nhất định. Năm 2012 chỉ có 1 cơ sở đào tạo nghề, các lớp học chưa được xây dựng, UBND huyện bố trí 3 phòng làm việc cùng các phòng chuyên môn của huyện để dạy học, trang thiết bị dạy nghề đã được đầu tư mua sắm hoàn thiện với 4 nghề: nghề hàn, điện dân dụng, làm tăm hương và tin học, tuy nhiên chưa đáp ứng điều kiện, nhu cầu học của học viên. Chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề còn hạn chế, chưa phù hợp với nhiều ngành nghề đào tạo, do vậy chưa đáp ứng yêu cầu đối tượng người học, điều kiện của từng địa bàn; mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn chưa có; sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của một số cấp ủy, chính quyền chưa được thường xuyên; các ngành nghề trong danh mục đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu người lao động; nhận thức của một số bộ phận người lao động còn hạn chế...

 

Cũng theo ông Đinh Hải Nam, mục tiêu tiếp theo trong năm 2013 là tổ chức mở thêm các lớp dạy nghề cho người lao động trên địa bàn huyện nhằm cung cấp nguồn nhân lực, đào tạo, dạy nghề trình độ sơ cấp, ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Trang bị cho lao động nông thôn năng lực thực hành một số ngành nghề để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển KT-XH của địa phương. Dự kiến năm nay sẽ mở 11 lớp với 321 học viên, trong đó có 3 lớp sơ cấp nghề và 8 lớp nghề ngắn hạn, tổng kinh phí thực hiện hơn 400 triệu đồng.

 

 

                                                                    Thu Thảo (T.T.V)

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục