Được sự quan tâm của các cấp, ngành, trường THCS Quý Hoà, thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn luôn đạt thành tích về giáo dục mũi nhọn và GD đại trà. Hàng năm, trường luôn có từ 3-5 em học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh (có học sinh đoạt giải ba cấp tỉnh).

Được sự quan tâm của các cấp, ngành, trường THCS Quý Hoà, thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn luôn đạt thành tích về giáo dục mũi nhọn và GD đại trà. Hàng năm, trường luôn có từ 3-5 em học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh (có học sinh đoạt giải ba cấp tỉnh).

(HBĐT) - Đầu tháng 1/2013, Sở GD&ĐT đã có Quyết định số 112 về việc thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” 2013- 2014 trên địa bàn tỉnh. Đây là sự tiếp nối một cách bài bản hơn những quan tâm, đầu tư của toàn ngành đối với sự nghiệp GD&ĐT vùng khó khăn, vùng ĐBKK, nhất là các xã vùng sâu, cao, lòng hồ sông Đà. Qua đó, chất lượng giáo dục nơi này được nâng lên, hoà vào bước phát triển của sự nghiệp GD toàn tỉnh. Sau 1 năm, thực hiện, “Năm giáo dục vùng khó khăn” đã đạt được những dấu ấn đáng kể, tạo động lực cho năm tiếp theo.

 

Để các bước triển khai theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả thực chất, ngành đã tăng cường chỉ đạo; ban hành kế hoạch cùng các văn bản có tính định hướng ngay từ đầu năm, thành lập BCĐ, tổ giúp việc cùng các hoạt động tuyên truyền sâu rộng tới cơ sở. Ngành đã đưa nội dung thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” là nội dung trọng tâm trong năm học để chỉ đạo và có nhiều giải pháp  triển khai, thực hiện. Ngành đã phát động phong trào thi đua với chủ đề “quan tâm, giúp đỡ giáo viên, học sinh vùng khó khăn”; hầu hết các trường vùng khó khăn đều được các trường vùng thuận lợi kết nghĩa. Nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai (tặng quà, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, giao lưu VH-TT). Đồng thời, có sự chỉ đạo sát với thực tiễn, ngành GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường trực thuộc đã tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động như tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm điều chỉnh, giúp các trường khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà trường, công tác dạy và học. Cùng với việc giúp các nhà trường đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo, ngành GD&ĐT đã chú trọng tới xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Ngành GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ quản lý trong toàn ngành và xét tuyển biên chế cho 100 giáo viên MN, tin học, nhân viên kế toán, thư viện, thiết bị, văn thư, y tế học đường cho các trường trên địa bàn. Các huyện, thành phố đã chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên vùng đặc biệt khó khăn đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như huyện Lạc Sơn cử trên 50 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng, đào tạo với nhiều chuyên ngành, trình độ khác nhau. Huyện Cao Phong chọn cử 184 cán bộ, giáo viên đi học các lớp lý luận chính trị, CĐ, ĐH nhằm nâng chuẩn. Các phòng GD&ĐT đã chủ động bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bổ sung cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết cho các trường vùng đặc biệt khó khăn. Chuẩn bị cho năm học 2013-2014, Lạc Sơn điều động 45 CBQL, giáo viên có kinh nghiệm, là giáo viên dạy giỏi các cấp đi tăng cường cho các trường vùng ĐBKK. Bên cạnh đó, ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng khó khăn, vùng ĐBKK.  Song hành với các nội dung chương trình công tác khác, ngành đã huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục vùng khó khăn. Nhiều địa phương đã thể hiện được sự nỗ lực và tinh thần vượt khó, chăm lo, đầu tư cho các trường vùng khó khăn. Huyện Lạc Sơn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường với tổng kinh phí trên 11 tỷ đồng. Huyện Yên Thủy đầu tư xây dựng 1 nhà hiệu bộ, 14 phòng học, 2 nhà vệ sinh, 1 công trình nước sạch cho các trường vùng khó khăn. Bằng ngân sách huyện và từ dự án, huyện Cao Phong đã đầu tư cho các trường vùng khó khăn 19,7 tỷ đồng (lớp học, công trình phụ trợ). Năm qua, tổng kinh phí đầu tư cho các xã vùng 135 của huyện Mai Châu 9.891 triệu đồng. Số kinh phí mà Tân Lạc dành xây dựng nhà đa năng, nhà hiệu bộ, phòng học chức năng, hạng mục phụ trợ cho các trường vùng khó khăn 19.282 triệu đồng. Nhiều huyện tiếp tục đầu tư xây dựng trường học vùng khó khăn đạt chuẩn quốc gia gắn với nâng cao chất lượng giáo dục. Đã có một số trường vùng khó khăn thuộc một số huyện như Lạc Sơn (MN), Cao Phong (tiểu học Yên Lập) đạt chuẩn quốc gia.

 

“Năm giáo dục vùng khó khăn” được ngành GD&ĐT phát động đúng thời điểm nhằm tạo bước đột phá mới trong ngành giáo dục để hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn, là tiền đề để tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà vùng khó khăn có chuyển biến khá rõ nét. Công tác PCGD từng bước được nâng cao và duy trì bền vững. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường vùng khó khăn tiếp tục được đầu tư và tạo cho cảnh quan trường lớp có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, ngành cũng nhìn ra được những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Năm 2014, ngành GD&ĐT đã xác định rõ 6 nhiệm vụ và các nhóm giải pháp nhằm thực hiện thành công “Năm giáo dục vùng khó khăn” năm 2014.

 

 

 

                                                                                    Bùi Huy

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục