(Ảnh: Duy Linh)

(Ảnh: Duy Linh)

Đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã để lại cho thí sinh nhiều cảm xúc về tình cảm, tình yêu giữa con người với con người và tình yêu quê hương đất nước khi đề cập đến cuộc sống của người lính đảo, địa danh Hoàng Sa, Trường Sa, “những quần đảo long lanh như ngọc dát”… bên cạnh những vấn đề thiết thực trong cuộc sống như hội chứng vô cảm, tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống.

 

Sáng 2-7, các thí sinh đã kết thúc môn thi Ngữ văn, một trong những môn thi bắt buộc để xét tốt nghiệp với thời gian làm bài 180 phút. Đề thi gồm hai phần là phần đọc hiểu 3 điểm và phần làm văn 7 điểm. Phần đọc hiểu, gồm 8 câu hỏi, trong đó có nêu đoạn trích Hát về một hòn đảo của tác giả Trần Đăng Khoa, yêu cầu thí sinh nói về tình cảm đối với những người lính đảo.

Trong phần đọc hiểu cũng có đọan trích “Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa” từ sách Bài tập Ngữ văn 12 về “hội chứng vô cảm”, hiểm họa của sự vô cảm trong xã hội nhất là trong tuổi trẻ và yêu cầu thí sinh chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích,trình bày suy nghĩ trước hiện tượng có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”.

Phần làm văn gồm 2 câu. Câu 1 (3 điểm) yêu cầu thí sinh viết nghị luận 600 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý kiến: Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. Câu còn lại 4 điểm, thí sinh trình bày cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong đoạn trích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, từ đó bình luận về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Theo ghi nhận các thí sinh tỏ ra khá hài lòng với phần bài làm môn Ngữ văn. Nhiều thí sinh thi khối các môn tự nhiên cũng tự tin có thể đạt được từ 6 đến 7 điểm trở lên… Thí sinh Trần Ngọc Anh tại điểm thi Đại học Sư phạm cho biết em làm bài khá tốt và nhận xét những phần yêu cầu nghị luận của đề thi năm nay rất thời sự và cũng gần gũi với cuộc sống của giới trẻ.

Đề thi Ngữ văn năm nay có nhiều nội dung nằm trong chương trình lớp 12 và các em đã được học, được thầy cô cho ôn tập. Tuy không gây bất ngờ nhưng các thí sinh cho biết có nhiều cảm xúc khi làm bài thi, đặc biệt với những nội dung về biển đảo với những địa danh như Hoàng Sa, Trường Sa, về cuộc sống gian khổ của người lính đảo.

Kết thúc môn Ngữ văn, nhiều thí sinh được hỏi cho biết có tâm trạng nhẹ nhõm và hào hứng để bắt đầu môn thi thứ 3 vào chiều nay: môn Vật lý.

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2015:

 

 

                                                      Theo Báo ND

 

 

 

Các tin khác


Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục