Máy hấp dụng cụ ở Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn vi sinh,  Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỏng đã hơn 1 năm nay nhưng  không có kinh phí để sửa chữa.

Máy hấp dụng cụ ở Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn vi sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỏng đã hơn 1 năm nay nhưng không có kinh phí để sửa chữa.

(HBĐT) - Giới thiệu với chúng tôi máy hấp dụng cụ ở Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn vi sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, anh Trần Văn Sơn, kỹ sư Phòng Vật tư trang thiết bị y tế cho biết: Đây là một trong những trang thiết bị hiện đại của Thụy Điển sử dụng hấp dụng cụ trước và sau phẫu thuật được dự án đầu tư cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ năm 2007 bao gồm 3 máy. Theo quy trình vận hành, hàng năm phải duy tu, bảo dưỡng máy. Trong quá trình sử dụng khoảng 6-7 năm thì máy trục trặc, hỏng hóc cần phải sửa chữa. Khi đó phải nhập linh kiện từ nước ngoài, mỗi lần hàng trăm triệu đồng. Hiện tại, 1 trong 3 máy hỏng hơn 1 năm nay nhưng không có kinh phí để sửa chữa.

 

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Vật tư trang thiết bị, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Nhiều năm nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu. Ngoài các khoản thu từ BHXH, viện phí thì có nguồn thu từ xã hội hóa các thiết bị hiện đại của Bệnh viện. Tuy nhiên, các nguồn thu không đủ để chi trả các chi phí như điện, nước, một phần lương của cán bộ, y, bác sĩ... Hiện nay, trang thiết bị của Bệnh viện trị giá khoảng 300 tỷ đồng được đầu tư từ các dự án, nguồn viện trợ. Nhiều trang thiết bị nước ngoài của dự án chuyên dụng, đắt tiền nên việc sửa chữa, bảo dưỡng rất tốn kém nhưng các dự án không có khoản khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm. Nguồn này Bệnh viện phải tự lo. Theo quy trình vận hành sử dụng đối với các trang thiết bị của ngành y tế, nguồn sửa chữa, bảo dưỡng, duy tu hàng năm chiếm khoảng 6% kinh phí trang thiết bị. Như vậy cần khoảng 18 tỷ đồng /năm. Nhiều năm nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh mới chỉ đáp ứng được nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng 20%. Bởi vậy, những máy móc, hạng mục cần thiết mới được đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng.  

Qua tìm hiểu của chúng tôi, tại các khoa bệnh trang thiết bị dần xuống cấp do quá trình sử dụng không hợp lý. Nhiều phòng bệnh, thiết bị nước, điện nhanh hỏng do bệnh nhân ý thức sử dụng kém. ông Trần Mạnh Cường, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) cho biết: Thỉnh thoảng tôi vào Bệnh viện điều trị và phải nằm nội trú. Hầu hết trang thiết bị điện, nước của các phòng bệnh xuống cấp nhanh. Nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không có ý thức sử dụng và bảo vệ tài sản công. Do vậy, nhiều phòng bệnh khu vệ sinh không sử dụng được. Có phòng nước bệ vệ sinh không đóng chảy suốt ngày đêm gây lãng phí. Có người nghĩ đây là tài sản của Nhà nước nên chưa có ý thức giữ gìn, bảo vệ. Không chỉ gây lãng phí và còn ô nhiễm phòng bệnh.  

Để có giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân trong thời gian tới, theo ông Trần Văn Thắng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh không có kinh phí mà chỉ trông chờ vào lộ trình tăng viện phí khám, điều trị BHYT đến năm 2018. Từ đó, có nguồn kinh phí để duy tu, sửa chữa các thiết bị y tế. Trong thời gian tới, dự án mở rộng bệnh viện được ảrập Xêút tài trợ xây dựng, đầu tư trang thiết bị với tổng kinh phí 21 triệu USD sẽ đáp ứng được nhu cầu khám, điều trị của nhân dân. Chúng tôi mong muốn bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân sẽ giúp bệnh viện sử dụng hợp lý, có ý thức bảo vệ tài sản   để bệnh viện ngày càng phục vụ người bệnh được tốt hơn.             

                                                                                

 

                                                                                 Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục