(HBĐT) - Phát huy truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách” trong những năm qua Hội nạn nhân chất độc da cam huyện Lạc Sơn đã có nhiều sáng kiến giúp đỡ hội viên vươn lên thoát nghèo.

 

Là nạn nhân chất độc da cam, ông Bùi Văn Thưởng ở xã Văn Sơn là hộ nghèo,  khó khăn nhất xã. Được quỹ bảo trợ da cam hỗ trợ làm nhà, gia đình ông đã xóa được căn nhà tạm. Làm xong nhà, các cấp chính quyền và Hội nạn nhân chất độc da cam giúp đỡ, gia đình ông đầu tư trồng 2 ha keo, sắn và chăn nuôi tăng gia sản xuất. Với nỗ lực mỗi năm, gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng và trở thành hộ có kinh tế khá. Năm 2014, gia đình ông đã hiến 900 m2 đất để xây nhà văn hóa.  

ông Bùi Sơn Dương ở thôn Đồi, xã Bình Chân trước đây cũng là một trong những hộ nghèo của xã. Được chính quyền, các cấp hội giúp đỡ ngày công, gia đình ông   đã trồng 2 ha tre lấy măng, nuôi ngan, gà, vịt, thả cá cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng.  

Cũng như ông Thưởng, ông Dương, ông Bùi Văn Vẹo ở xóm Vôi, xã Liên Vũ được Hội nạn nhân chất độc da cam, nhân dân và các đoàn thể hỗ trợ xây được căn nhà kiên cố trị giá trên 60 triệu đồng. Đồng thời, gia đình ông trồng ngô, rau màu, trồng rừng vươn lên thoát nghèo.    

Ông Phạm Xuân Khỏa, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam huyện Lạc Sơn cho biết: Hiện nay, Hội có 475 hội viên. Hầu hết tuổi đã cao, bệnh nặng. 35% thuộc diện hộ nghèo, 10% bị bại liệt, 25% có con dị dạng, dị tật. Một số đã di truyền sang đời thứ 3 gây nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hội thành lập từ năm 2011, đến nay đã có 18/29 xã, thị trấn có chi hội. Ngoài tuyên truyền, vận động hội viên tham gia công tác hội, chấp hành chính sách của Đảng, Nhà nước, xây dựng NTM...  Hội còn nhiều sáng kiến giúp đỡ các hội viên khó khăn từ việc gây quỹ cho vay, sửa nhà, nuôi bò... Đến nay, hội đã vận động hỗ trợ từ các nguồn tài trợ được 388 triệu đồng cho nạn nhân nghèo ở 12 xã vay, nâng cấp 19 nhà cho nạn nhân khó khăn có nơi ở ổn định. Thường xuyên đến thăm hỏi động viên nạn nhân ốm đau, tang gia hoặc bị rủi ro. Hội quyên góp được 644 triệu đồng tiền quỹ phát triển kinh tế cho 52 lượt hội viên vay không lấy lãi để có vốn  sản xuất, vươn lên thoát nghèo. 

Ông Phạm Xuân Khỏa cho biết thêm: Hiện nay, mô hình góp vốn cho vay của Hội đã triển khai được 4/18 hội và đang phát huy hiệu quả. Từ các nguồn vốn này nhiều hội viên đã sử dụng đúng mục đích, có cơ hội đầu tư thoát nghèo. Trong thời gian tới, mô hình sẽ được nhân rộng tới tất cả chi hội ở các xã, thị trấn. Ngoài ra, bằng nhiều hành động, việc làm cụ thể, thiết thực đã làm cho phong trào hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam không chỉ bó hẹp trong phạm vi của Hội mà đã lan tỏa ra cộng đồng cùng chung tay chia sẻ những mất mát, thiệt thòi của những số phận kém may mắn. Đây cũng chính là sự động viên lớn cả về vật chất và tinh thần để những nạn nhân chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống.                          

 

 

                                                               Việt Lâm

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục